Bảo hiểm xã hội là thuật ngữ chung để chỉ bảo hiểm hưu trí phúc lợi và bảo hiểm y tế, không chỉ người lao động chính thức mà cả những người làm việc bán thời gian nếu có đủ một số điều kiện nhất định đều phải tham gia.
Nội dung bài viết
Điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội áp dụng cho tất cả công ty/doanh nghiệp. Người lao động làm việc tại các công ty tham gia bảo hiểm hưu trí phúc lợi chính là đối tượng của loại bảo hiểm này. Bảo hiểm hưu trí phúc lợi áp dụng cho tất cả các công ty ngoại trừ những công ty hoạt động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản và một số ngành dịch vụ, cũng như các công ty tư nhân thường xuyên sử dụng từ 5 nhân viên trở lên.
Trong trường hợp người lao động làm việc bán thời gian tại cơ sở đang tham gia bảo hiểm hưu trí phúc lợi, nếu số giờ làm việc theo quy định mỗi tuần và số ngày làm việc theo quy định trong tháng bằng 3/4 hoặc nhiều hơn so với bình thường thì người lao động cùng cơ sở đều phải tham gia bảo hiểm xã hội. Ngay cả khi chưa đến 3/4 số lao động thường xuyên là nhân viên chính thức thì họ sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội nếu có đủ các điều kiện sau:
- Thời gian làm việc theo quy định trong tuần từ 20 tiếng trở lên
- Thời gian làm việc dự kiến từ 1 năm trở lên
- Mức lương hàng tháng từ 88.000 yên trở lên
- Không phải là sinh viên
Thời điểm áp dụng
Với việc sửa đổi luật, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được mở rộng hơn nữa trong thời gian tới. Do đó, những người làm việc bán thời gian chưa tham gia bảo hiểm xã hội hoặc là người phụ thuộc nhưng đang đi làm bán thời gian cần lưu ý.
<Sửa đổi từ tháng 10 năm 2022>
- Áp dụng với cơ sở kinh doanh có tổng số người tham gia bảo hiểm trên 100 người
- Áp dụng với người lao động làm kéo dài trên 2 tháng
<Sửa đổi từ tháng 10 năm 2024>
- Áp dụng với cơ sở kinh doanh có tổng số người tham gia bảo hiểm trên 50 người
Từ tháng 10/2022, gười lao động bán thời gian nếu làm việc từ 2 tháng trở lên sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội.
Nếu không muốn tham gia bảo hiểm xã hội thì sao?
Đối với trường hợp người lao động bán thời gian có visa phụ thuộc (gia đình), đa số mọi người đều không muốn tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ bị tự động tham gia. Do đó nếu không muốn tham gia bảo hiểm xã hội cần lưu ý những điều sau
1. Không làm việc quá 20 tiếng/tuần
Nếu người lao động bán thời gian làm việc từ 20 tiếng trở lên/tuần thì phải tham gia bảo hiểm xã hội. Vì vậy, cần điều chỉnh giờ làm sao cho tổng tuần dưới 20 tiếng. Không có phương pháp cụ thể để giảm giờ làm việc nên bạn có thể tự điều chỉnh bằng cách tăng số giờ làm việc mỗi ngày và giảm số ngày hoặc rút ngắn giờ và tăng số lượng trong các ngày.
Ví dụ:
- 3 tiếng/ngày x 5 ngày/tuần
- 8 tiếng/ngày x 2 ngày/tuần
Thời gian làm việc theo định là thời gian làm việc do người sử dụng lao động xác định, không tính thời gian nghỉ giữa giờ, không bao gồm làm thêm giờ đột ngột vì đây không phải là thời gian thực sự làm việc.
2. Làm việc bán thời gian dưới 31 ngày
Để không bị đóng bảo hiểm xã hội thì công việc bán thời gian phải dưới 31 ngày để được loại trừ khỏi phạm vi bảo hiểm.
3. Làm việc bán thời gian tại cơ sở kinh doanh không tham gia bảo hiểm lao động
Nếu làm việc tại một doanh nghiệp đã nộp đơn xin phê duyệt không áp dụng đóng bảo hiểm lao động vì một lý do nào đó thì người lao động không cần phải tham gia bảo hiểm xã hội.
Những điểm cần lưu ý khi tham gia bảo hiểm xã hội
Nếu tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được trợ cấp khi thu nhập bị giảm xuống đáng kể do thất nghiệp, sinh con, nuôi con, chăm sóc người thân… Tuy nhiên, nó có những rắc rối như phải đóng tiền bảo hiểm và bị loại khỏi người phụ thuộc.
- Tiền mang về nhà sẽ ít hơn tùy thuộc vào thu nhập hàng năm
- Nếu thu nhập hàng năm từ 1.300.000 yên trở lên sẽ mất tư cách người phụ thuộc
Nếu bạn đang là người phụ thuộc và làm các công việc bạn thời gian hãy lưu ý những thông tin trên nhé!
Bảo hiểm tai nạn lao động tại Nhật Bản
Nguồn: www.baitoru.com
Biên tập: LocoBee