Nhật với nỗ lực số hoá trong ngành giáo dục

Bộ Giáo dục Nhật Bản tại Tokyo đã quyết định triển khai một hệ thống mới mang tên “Hệ thống hỗ trợ công việc học đường” cho phép giáo viên giải quyết các công việc đơn giản như thông báo nghỉ học và quản lý điểm trên máy tính cá nhân nhằm giảm thiểu thời gian làm việc của họ.

Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật sẽ thống nhất hệ thống trên toàn quốc để có thể nhanh chóng chuyển giao dữ liệu khi trẻ chuyển trường, đem tới 1 hướng dẫn xuyên suốt nhằm thay đổi cách làm việc tương tự của giáo viên bằng công nghệ số. 1 tỷ yên (khoảng 7,21 triệu đô) là con số ước tính cho các chi phí như chi phí khởi động các dự án thử nghiệm sẽ được đưa vào yêu cầu ngân sách tài khoá năm 2023.

Theo một cuộc khảo sát năm 2016 của Bộ Giáo dục, khoảng 30% giáo viên ở các trường tiểu học công lập và 60% ở các trường trung học cơ sở đã làm thêm giờ hơn 80 giờ một tháng. Số giờ làm thêm này đạt tới ngưỡng để xác định nguy cơ dẫn đến tử vong do làm việc quá sức. Tại các trường học ở Nhật Bản, nếu xảy ra trường hợp giáo viên nhận được thông báo về việc học sinh nghỉ học qua điện thoại, họ sẽ phải in tài liệu để chia sẻ thông tin ra giấy, vì họ không có địa chỉ email công việc của riêng mình. Phong cách làm việc này được coi là một trong những lý do đằng sau vấn đề phải làm thêm giờ quá nhiều của giáo viên.

Điều cần biết về quy định liên quan đến làm thêm giờ ở Nhật

Để nâng cao hiệu quả công việc, 70% chính quyền địa phương trên khắp Nhật Bản đã giới thiệu “Hệ thống hỗ trợ công việc học đường tích hợp” vào việc quản lý hồ sơ đi học, tình trạng sức khỏe, tình trạng học tập và các dữ liệu khác của học sinh. Tuy nhiên, hầu hết chỉ có thể được truy cập từ các thiết bị được cài đặt trong văn phòng của trường. Điều này cũng dẫn đến rắc rối như mất thông tin cá nhân của học sinh sau khi giáo viên chuyển nó vào USB khi họ làm việc bên ngoài trường học.

Hơn nữa, khả năng tương thích giữa các hệ thống thấp, do có sự khác biệt trong hệ thống được sử dụng bởi mỗi trường học và hội đồng giáo dục. Ngoài ra, khó khăn trong việc chuyển giao dữ liệu giữa các trường khi một đứa trẻ chuyển trường hoặc chuyển sang trường khác cũng đang trở thành một vấn đề rất đáng lo ngại.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ giáo dục đặt mục tiêu tạo ra một hệ thống hỗ trợ các vấn đề trường học mới trên toàn quốc để quản lý dữ liệu bằng cách sử dụng thuật toán đám mây. Ngoài việc cho phép giáo viên làm việc bên ngoài trường học bằng cách kết nối với hệ thống từ máy tính cá nhân của họ, giáo viên cũng có thể nhận được thông báo nghỉ học được gửi từ máy tính cá nhân của học sinh.

Chính phủ Nhật Bản đã và đang triển khai “Chương trình trường học GIGA”, thực hiện việc cung cấp một thiết bị kỹ thuật số cho mỗi học sinh ở các trường tiểu học và trung học cơ sở. Dữ liệu học tập cũng sẽ được tích lũy bằng cách kết nối thiết bị kỹ thuật số với hệ thống hỗ trợ các vấn đề tại trường học mới. Bộ giáo dục nói rằng, bằng cách thu thập thông tin trên hồ sơ các trường hợp bị lạm dụng và cần hỗ trợ cộng đồng, giáo viên sẽ có thể hiểu môi trường gia đình và tình hình học tập chung của học sinh và từ đó sử dụng nó để hướng dẫn và hỗ trợ.

Bộ sẽ khởi động các dự án thí điểm tại các trường tiểu học và trung học cơ sở công lập ở 6 thành phố trong năm học 2023 và đặt mục tiêu triển khai một hệ thống thống nhất trên toàn Nhật Bản vào năm học 2030. Những lợi thế khác của việc áp dụng hệ thống đám mây dường như bao gồm việc cả tạo điều kiện cho các giáo viên đang bận rộn với việc chăm sóc người già hoặc nuôi dạy trẻ em phải làm việc từ xa, và đề phòng việc mất dữ liệu ngay cả khi trường học bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Do sự thay đổi chậm chạp của môi trường ở trường học, số lượng người dự thi giáo viên tiểu học công lập chỉ cao gấp 2,6 lần số vị trí hiện có – mức thấp kỷ lục từ trước tới nay.

Một quan chức cấp cao của bộ giáo dục giải thích: “Chúng tôi muốn kêu gọi mọi người rằng trường học không phải là một nơi làm việc kiểu cũ và làm cho công việc của một giáo viên trở nên hấp dẫn hơn.”

Hệ thống giáo dục Nhật Bản – điều cần biết trước khi đi du học

 

Nguồn: The Mainichi

Biên tập: LocoBee

Facebook