Bảo hiểm tai nạn lao động tại Nhật Bản

Nếu tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, trường hợp người lao động bị thương hoặc bị ốm khi đang làm việc hoặc trên đường làm việc thì sẽ không phải tự chi trả chi phí y tế mà sẽ được bảo hiểm bồi thường. Hãy xem xét kĩ hơn về bảo hiểm tai nạn lao động trong bài viết này nhé!

 

Bảo hiểm tai nạn lao động là gì?

Bảo hiểm tai nạn lao động tiếng Nhật là 労災保険, đọc là rosaihoken. Đây là hệ thống cung cấp các quyền lợi bảo hiểm trong trường hợp người lao động thương tật, bệnh tật, tàn tật hoặc tử vong do một sự kiện xảy ra trong quá trình làm việc hoặc trong khi đi làm. Bảo hiểm bồi thường tai nạn là bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ sinh kế của người lao động và gia đình của họ.

Người lao động ở đây không chỉ có nghĩa là nhân viên toàn thời gian được các công ty tuyển dụng mà còn bao gồm cả nhân viên làm việc bán thời gian. Bảo hiểm y tế sẽ chi trả cho các trường hợp ốm đau, bệnh tật nói chung còn bảo hiểm tai nạn lao động chỉ áp dụng trong trường hợp người lao động gặp tai nạn, thương tích trong công việc khi đi làm. Điểm khác biệt chính là nếu người lao động thuộc đối tượng được bồi thường thì sẽ không phải tự chịu chi phí chữa bệnh và mức trợ cấp khi nghỉ việc cũng nhiều hơn hơn so với mức trợ cấp thương tật, ốm đau của bảo hiểm y tế.

Ngoài ra, việc bồi thường cho người lao động là bắt buộc đối với các công ty dù chỉ có 1 nhân viên, và không giống như các loại bảo hiểm xã hội khác, người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ số tiền bảo hiểm.

 

Các trường hợp được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động

Có 2 loại chính là tai nạn lao động trong quá trình làm việc và tai nạn trên đường đi làm.

Tai nạn lao động

Tai nạn lao động được định nghĩa là thương tật, bệnh tật, tàn tật hoặc tử vong xảy ra trong khi làm việc. Do đó dù trong giờ làm việc nhưng nếu người lao động bị thương tích do hành vi cá nhân không liên quan đến công việc hoặc cố ý gây thương tích đều không được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động.

Ví dụ về các trường hợp được coi là tai nạn lao động bao gồm:

Tai nạn trên đường đi làm

Đề cập đến thương tật, bệnh tật, tử vong,.. mà người lao động phải chịu trong quá trình di chuyển theo quy định, chẳng hạn như trên đường từ nhà đến nơi làm việc hoặc ngược lại. Tuy nhiên, nếu người lao động đi đường vòng và đi chệch khỏi lộ trình hợp lí, hoặc nếu làm điều gì đó không liên quan đến việc đi lại trên tuyến đường, việc đi lại trong và sau đó sẽ không được bảo hiểm. Ngoại lệ được cho phép là việc mua các nhu yếu phẩm hàng ngày và các hành động tương tự khác.

Ví dụ về tai nạn trên đường đi làm bao gồm:

 

Nội dung trợ cấp cho tai nạn lao động

① Trợ cấp/bồi thường y tế

Trợ cấp bằng hiện vật cho việc điều trị y tế cho đến khi thương tật hoặc bệnh tật được chữa khỏi (nếu là cơ sở y tế chỉ định của bảo hiểm tai nạn lao động hoặc bệnh viện bảo hiểm tai nạn lao động) hoặc chi phí chi trả chi phí khám chữa bệnh.

② Trợ cấp/bồi thường thương tật

③ Trợ cấp bồi thường nghỉ việc

Nếu người lao động không thể làm việc do điều trị thương tật hoặc bệnh tật và không thể nhận lương thì sẽ nhận được trợ cấp kể từ ngày nghỉ làm việc thứ 4.

④ Trợ cấp/bồi thường cho gia quyến

Trong trường hợp người lao động qua đời, một khoản trợ cấp đặc biệt sẽ được gửi đến gia quyến theo số lượng thành viên gia đình. Tuy nhiên, những người thân trong gia đình có thể nhận tiền trợ cấp là vợ/chồng của người lao động đã tử vong, con cái dưới 18 tuổi tính đến ngày 31 tháng 3 và cha mẹ từ 60 tuổi trở lên. Tiền trợ cấp còn phụthuộc vào thu nhập của người lao động tại thời điểm tử vong. Nếu không có thành viên nào còn sống trong gia đình thuộc bất kỳ trường hợp nào nêu trên, một khoản tiền bồi thường cho gia đình còn sống sẽ được trả cho những người còn sống khác.

⑤ Chi phí tang lễ

Quyền lợi này được trả cho người tổ chức lễ tang cho người quá cố.

⑥ Trợ cấp bồi thường thương tật và ốm đau

Nếu thương tật hoặc bệnh tật vẫn chưa lành sau 1 năm 6 tháng kể từ khi bắt đầu điều trị, hoặc thuộc mức độkhuyết tật thì quyền lợi sẽ được chi trả tùy theo mức độ khuyết tật.

⑦ Quyền lợi bồi thường chăm sóc điều dưỡng

Các quyền lợi được cung cấp khi người lao động hiện đang được chăm sóc điều dưỡng cho người khuyết tật cấp độ 1 hoặc người bị rối loạn tâm thần/thần kinh cấp độ 2… Tuy nhiên, nếu người lao động đang nằm viện, được chăm sóc hàng ngày tại cơ sở hỗ trợ người khuyết tật, đang ở viện dưỡng lão đặc biệt,… thì quyển thanh toán phụthuộc vào việc cơ sở đó có cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc điều dưỡng hay không.

⑧Lợi ích khác

Quyền lợi khám sức khoẻ thứ cấp được cung cấp khi phát hiện các giá trị bất thường trong tất cả các xét nghiệm huyết áp, lipid máu, đường huyết, béo phì trong lần khám sức khỏe định kỳ gần đây nhất, nhưng không có triệu chứng bệnh mạch máu não hoặc bệnh tim gia tăng.

Sách hướng dẫn yêu cầu bảo hiểm tai nạn lao động bản tiếng Việt

 

Quy trình nộp đơn bảo hiểm tai nạn lao động

Bước 1. Lấy đơn ứng với loại bồi thường

Trước tiên, hãy lấy mẫu đơn yêu cầu theo quy định cho loại bồi thường từ Văn phòng kiểm tra tiêu chuẩn lao động của loại bảo hiểm đang mua hoặc từ trang web của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội

Bước 2. Điền vào đơn

Trên đơn yêu cầu sử dụng lao động cũng có cột chữ ký để người sử dụng lao động xác nhận rằng tai nạn xảy ra như mô tả (không cchứng minh đó là tai nạn lao động hay tai nạn trên đường đi làm). Nếu người lao động không thể có được chữ ký của chủ doanh nghiệp có nghĩa là nội dung chưa đầy đủ. Trong trường hợp đó vui lòng tham khảo ý kiến ​​của Văn phòng kiểm tra tiêu chuẩn lao động.

Ngoài ra, tùy thuộc vào hình thức bồi thường, còn có một cột để người lao động có thể điền tên thương tật hoặc bệnh tật và tiến triển của thương tật hoặc bệnh tật tại cơ sở y tế nơi đã điều trị y tế.

Bước 3. Nộp đơn và các tài liệu kèm theo cho Văn phòng kiểm tra tiêu chuẩn lao động

Sau khi hoàn thành đơn yêu cầu bồi thường, hãy nộp cho Văn phòng kiểm tra tiêu chuẩn lao động cùng với các tài liệu đính kèm cần thiết tùy thuộc vào hình thức bồi thường. Văn phòng kiểm tra tiêu chuẩn lao động tiến hành một cuộc điều tra dựa trên nội dung của đơn, xác định xem nó có tương ứng với một tai nạn lao động hay tai nạn trên đường đi làm hay không và xác định quyền lợi dựa trên kết quả.

Cần lưu ý rằng phải mất thời gian để nhận trợ cấp do quá trình trên. Ngoài ra cho đến khi nhận được trợ cấp thì các chi phí phát sinh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh… sẽ do người lao động thanh toán trước.

6 bảo hiểm bắt buộc dành cho người lao động tại Nhật Bản

 

Nguồn: www.mhlw.go.jp

Biên tập: LocoBee

Facebook