5 biện pháp tránh thai phổ biến ở Nhật

Hiện nay tại Nhật Bản có khoảng 5 phương pháp tránh thai phổ biến. Tuỳ vào mong muốn cũng như tình trạng sức khoẻ của cá nhân mà sẽ có biện pháp thích hợp. Để biết được chi tiết bạn cần đến khám và nhận sự tư vấn của bác sĩ. Còn trong bài viết này LocoBee sẽ cung cấp thông tin cơ bản về các biện pháp tránh thai phổ biến.

 

1. Thuốc uống tránh thai (経口避妊薬/keikouhininyaku)

Nếu uống thuốc đúng cách, bạn có thể mong đợi hiệu quả tránh thai gần như 100%. Đây cũng là một cách để nữ giới chủ động phòng tránh thai cho bản thân mình. Thuốc có chứa estrogen và progesterone tác động lên tuyến yên, ngăn chặn sự phát triển của trứng và rụng trứng. Ngoài ra, nó còn khiến cho trứng thụ tinh khó làm tổ trong nội mạc tử cung và làm thay đổi chất nhầy ở tử cung (chất dịch cơ thể tiết ra từ cổ tử cung trong thời kỳ rụng trứng và giúp tinh trùng đi vào dễ dàng hơn) khiến tinh trùng khó đi vào.

Có 21 viên và loại 28 viên. Loại 21 viên không có thuốc ở tuần thứ 4, loại 28 viên là thuốc không có hormone ở tuần thứ 4. Điều này là để biến nó thành một thói quen và tránh cho bạn quên uống nó. Thuốc được uống vào một giờ cốđịnh mỗi ngày. Tại Nhật nếu muốn sử dụng thuốc uống tránh thai cần có đơn của bác sĩ tại bệnh viện. Một số người có thể không uống được, vì vậy hãy hỏi đi khám và trao đổi với bác sĩ.

 

2. Bao cao su (コンドーム/condomu)

Bao cao su là một túi cao su bao bọc dương vật của nam giới để ngăn tinh trùng xâm nhập vào âm đạo. Có thể dễ dàng mua ở các hiệu thuốc. Bao cao su giúp ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD). Ngoài ra còn có bao cao su để nữ giới sử dụng cũng có thể mua ở các hiệu thuốc.

 

3. Đặt dụng cụ tử cung IUD (子宮内避妊具/shikyunaihiningu)

Tại bệnh viện, một dụng cụ bằng nhựa được đưa vào tử cung để ngăn cản sự làm tổ của trứng đã thụ tinh. Thời gian sử dụng là khoảng 2 năm. Ít có trường hợp quá mẫn cảm và không thể sử dụng. Về cơ bản, những người đã từng sinh con và những người đã từng phá thai đều đủ điều kiện để dùng IUD. Cần lưu ý là nếu IUD không nằm đúng vị trí, nữ giớ có thể mang thai nên cần đi khám thường xuyên để kiểm tra vị trí đặt. Nếu có bất thường trong tử cung thì không thể dùng IUD.

 

4. Phẫu thuật triệt sản (不妊手術/funinshujutsu)

Là phương pháp chặn đường đi của trứng và tinh trùng bằng phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật, nó có tác dụng tránh thai bán vĩnh viễn. Tuy nhiên nếu nữ giới muốn có thai lại thì gần như là không thể.

 

5. Thuốc tránh thai khẩn cấp (緊急避妊ピル/kinkyuhininbiru)

Thuốc tránh thai khẩn cấp để tránh mang thai ngoài ý muốn như khi bao cao su bị rách, sau khi quan hệ tình dục mà không có biện pháp tránh thai hoặc khi bị cưỡng hiếp. Uống 2 viên thuốc liều trung bình trong vòng 72 giờ sau khi quan hệ tình dục mà không dùng các biện pháp tránh thai. 12 giờ sau, uống thêm 1 viên nữa. Làm như vậy sẽ ức chế hoặc trì hoãn quá trình rụng trứng để tránh thai. Theo WHO, tác dụng tránh thai của thuốc tránh thai khẩn cấp được ghi nhận là có thể phòng được 84% trường hợp có thai. Trung bình 10 ngày sau khi uống thuốc sẽ có kinh nguyệt. Nếu sau 3 tuần mà không có kinh thì có thể đã có thai, lúc này nên đi khám tại phòng khám.

Tại Nhật Bản thuốc tránh thai khẩn cấp không được bán tại các hiệu thuốc. Nếu muốn uống nữ giới cần đi khám tại phòng khám hoặc bệnh viện để bác sĩ kê đơn. Ngoài ra do thuốc không nằm trong danh mục bảo hiểm nên chi phí phải trả khá cao, từ 6.000 đến 20.000 yên (120.000 đồng đến 4 triệu đồng)

Ngoài ra còn có một phương pháp là dự đoán ngày rụng trứng bằng cách đo thân nhiệt, tuy nhiên nó không được khuyến khích vì sự cân bằng hormone của nữ giới có thay đổi ít nhiều.

Chiến dịch kêu gọi tiêm phòng HPV ở Nhật

 

Hi vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn muốn biết thêm các thông tin khác, hãy gửi bình luận xuống dưới bài viết này để ban biên tập của LocoBee chuẩn bị các bài viết trả lời cho vấn đề mà bạn quan tâm nhé.

Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí! 

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

 

Tham khảo: www.t-kenseikai.jp

Facebook