Hiện tại chỉ 5,9% vị trí cấp quản lý trong các văn phòng của Chính phủ Nhật Bản ở Tokyo vào năm tài chính 2020. Con số này lại một lần nữa nhấn mạnh tiến độ chậm chạp của nước này trong việc thu hẹp khoảng cách về giới tại nơi làm việc.
Văn phòng Nội các đã công bố dữ liệu mới đây cho thấy tỷ lệ chỉ tăng 0,6 phần trăm so với năm trước, thấp hơn mục tiêu của chính phủ là 7 phần trăm.
7 trong số 18 bộ và cơ quan mà dữ liệu thống kê không đạt được mục tiêu. Kém nhất là 3 cơ quan sau:
- Ủy ban An toàn Công cộng Quốc gia với 1,4%
- Bộ Quốc phòng với 1,8%
- Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch với 2,1%
Những bộ phận khác là Bộ Nội vụ và Truyền thông với 3,7%, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản với 4,1%, Ban Kiểm toán với 5,9% và Bộ Tài chính với 6,3%.
Dữ liệu cho thấy vai trò giới truyền thống được duy trì sâu sắc như thế nào ở Nhật Bản và những khó khăn mà việc trao quyền cho phụ nữ phải đối mặt. Quốc gia này đứng ở vị trí 120 trong bảng xếp hạng về khoảng cách giới của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, cho đến nay là quốc gia kém nhất trong Nhóm 7 quốc gia công nghiệp phát triển – G7.
Những người có thành tích hàng đầu trong năm tài chính 2020 kết thúc vào tháng 3 là:
- Cơ quan Nhân sự Quốc gia với 13,1%
- Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ với 11,8%
- Văn phòng Nội các với 11,5%
Về phần mình, chính quyền của Thủ tướng Yoshihide Suga đã thông qua một kế hoạch cơ bản mới về bình đẳng giới vào tháng 12, bao gồm mục tiêu phụ nữ nắm giữ 10% công việc cấp quản lý trong các văn phòng của Chính phủ Tokyo vào cuối năm tài chính 2025.
Chính phủ có kế hoạch tổ chức các cuộc thảo luận sâu hơn trong năm nay về các bước cụ thể nhằm tăng tỷ trọng vai trò lãnh đạo do phụ nữ nắm giữ, bao gồm cả việc thông qua hạn ngạch.
Khoản vay tín dụng hỗ trợ giáo dục của Chính phủ Nhật Bản (kì 1)
Khoản vay tín dụng hỗ trợ giáo dục của Chính phủ Nhật Bản (kì 2)
Theo The Mainichi