Làm việc tại Nhật Bản: Đặc điểm ngành cơ sở vật chất của dịch vụ vui chơi giải trí

Tiếp tục chuỗi bài viết dành cho các bạn đang có nhu cầu tìm việc hoặc chuyển việc tại Nhật, hôm nay LocoBee sẽ gửi đến bạn kiến thức cơ bản cũng như xu hướng và đặc điểm của ngành cơ sở vật chất của dịch vụ vui chơi giải trí.

 

Kiến thức cơ bản

Cốt lõi của các cơ sở giải trí tại Nhật là các công viên chủ đề và công viên giải trí nằm rải rác khắp cả nước. Công viên giải trí có các chủ đề như các nhân vật và du khách có thể thưởng thức thế giới quan của nhân vật đó.

Đối với công viên giải trí, các điểm tham quan và chương trình là điểm nổi bật. Tại đây cũng có các cửa hàng lưu niệm và nhà hàng. Có nhiều cơ sở khuyến khích khách hàng tới nhiều lần bằng cách thiết lập các điểm tham quan mới và các sự kiện “kỷ niệm” theo số năm mở cửa…

 

Xu hướng gần đây

Các cơ sở giải trí tại Nhật Bản hoạt động tốt, một phần do lượng khách du lịch nước ngoài tăng đột biến. Tình hình đã thay đổi hoàn toàn với sự lây lan của đại dịch virus corona chủng mới. Nhiều cơ sở đã đóng cửa cho đến mùa hè năm 2020 do yêu cầu hạn chế ra ngoài và nhu cầu cấp bách là phải giảm lượng khách ngay cả sau khi mở cửa trở lại.

Tokyo Disneyland là một khu vui chơi giải trí nổi tiếng nằm ở thành phố Urayasu, tỉnh Chiba, cũng thực hiện triệt để các biện pháp chống lại corona.

Bên cạnh sự gia tăng nhanh chóng của khách du lịch trong và ngoài nước, các cơ sở giải trí trong nước tiếp tục phát triển ổn định do sự phổ biến của “tiêu dùng trải nghiệm” nhấn mạnh  vào các trải nghiệm. Khách đến thăm Tokyo Disney Resort và Universal Studios Japan đạt mức cao kỷ lục. Các sáng kiến ​​mới như đưa ra hệ thống dao động giá để tăng và giảm giá vé theo thời điểm cũng lần lượt được đưa ra.

Do khủng hoảng corona, hầu hết các cơ sở đã tạm thời đóng cửa, và các công ty buộc phải lựa chọn và tập trung kinh doanh để đối phó với thực trạng dân số già ở Nhật Bản, cũng như việc quản lý không phụ thuộc quá nhiều vào khách du lịch trong nước.

Chúc các bạn trang bị cho mình thật đầy đủ kiến thức để có thể tự tin trong quá trình tìm kiếm việc làm ở thị trường ngành cơ sở vật chất của dịch vụ vui chơi giải trí nói riêng và các công việc ở Nhật nói chung.

Xử lý phàn nàn của khách hàng qua điện thoại bằng tiếng Nhật (kì 12)

 

Theo Nikkei

bình luận

ページトップに戻る