Thủ tục chuyển sang visa gia đình từ 17 tư cách lưu trú khác tại Nhật Bản
Tại bài viết về thủ tục hành chính tại Nhật Bản lần này, LocoBee sẽ giới thiệu tới bạn thủ tục chuyển đổi sang visa gia đình từ 17 loại visa .
Nội dung bài viết
Các bài viết về visa khác: TẠI ĐÂY
Đối tượng
Người nước ngoài có 1 trong các tư cách lưu trú sau đây và có quan hệ phụ thuộc (vợ/chồng hoặc con cái với người phụ thuộc):
- 教授 (Giáo sư)
- 芸術 (Nghệ thuật)
- 宗教 (Tôn giáo)
- 報道 (Thông tấn)
- 高度専門職 (Nhân sự cao cấp)
- 経営・管理 (Kinh doanh – quản lý)
- 法律・会計業務 (Nghiệp vụ luật sư, kế toán)
- 医療 (Y tế)
- 研究 (Nghiên cứu)
- 教育 (Giáo dục)
- 技術・人文知識・国際業務 (Kỹ thuật – nhân văn – nghiệp vụ quốc tế)
- 企業内転勤 (Luân chuyển công tác nội bộ)
- 介護 (Hộ lý)
- 興行 (Biểu diễn/Thi đấu)
- 技能 (Kỹ năng)
- 文化活動 (Hoạt động văn hóa)
- 留学 (Du học)
Điều kiện và thông tin khác
Điều kiện
- Người muốn thay đổi visa là người nước ngoài muốn ở lại Nhật Bản
- Người phụ thuộc là người nước ngoài hỗ trợ người muốn thay đổi visa tại Nhật Bản
- Các chứng chỉ/giấy tờ được cấp tại Nhật Bản trong 3 tháng gần nhất
Phí: 4.000 yên
Nơi nộp: Văn phòng kiểm soát nhập cư địa phương có thẩm quyền đối với nơi cư trú (tham khảo thêm tại https://www.moj.go.jp/isa/applications/procedures/16-2-1.html)
Thời gian làm việc của cơ quan tiếp nhận hồ sơ: 9~12:00/13:00~16:00 (ngày thường)
Tư vấn: 0570 – 013904
Thời gian xử lý thông thường: 2 tuần ~ 1 tháng
Hồ sơ cần thiết
Số 1: Đơn xin chuyển tư cách lưu trú (1 bản) – 在留資格変更許可申請書/Zairyu shikaku henko kyoka shinseisho
- Mẫu đơn có sẵn tại Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh địa phương. Bạn cũng có thể tải đơn từ trang web của Bộ Tư pháp.
(Ứng với từng loại hình visa hiện tại mẫu sẽ khác nhau, do đó bạn cần tải đúng mẫu dành cho visa hiện tại của bạn như 17 visa đã liệt kê ở trên. Ví dụ visa hiện tại của bạn là visa Du học thì tải file số 10.)
Số 2: Ảnh (dài 4cm x rộng 3cm) (1 ảnh)
- Hình ảnh rõ ràng, không viền, không nền, được chụp trong vòng 3 tháng trước khi nộp đơn
- Vui lòng ghi tên người muốn đổi visa vào mặt sau của ảnh và đính kèm vào phần ảnh trên đơn đăng ký
- Người muốn thay đổi visa dưới 16 tuổi không cần nộp ảnh
Số 3: Xuất trình hộ chiếu và thẻ tư cách lưu trú (Zairyu kado) hoặc giấy đăng ký người nước ngoài (được coi là thẻ cư trú)
Số 4: Một trong các tài liệu xác nhận mối quan hệ danh tính giữa người nộp đơn và người phụ thuộc sau đây:
(1) Sổ hộ khẩu gia đình (1 bản sao – 戸籍謄本/Tosekitohon)
(2) Giấy chứng nhận thụ lý đăng ký kết hôn (1 bản sao – tên tiếng Nhật: 婚姻届受理証明書/Konintodoke juri shomeisho)
(3) Giấy chứng nhận kết hôn (1 bản sao – tên tiếng Nhật: 結婚証明書/Kekkon shomeisho)
(4) Giấy khai sinh (1 bản sao – tên tiếng Nhật: 出生証明書/Shussei shomeisho)
(5) Các giấy tờ tương ứng với các tài liệu từ (1) ~ (4) ở trên (tuỳ từng trường hợp)
Số 5: Hộ chiếu và thẻ tư cách lưu trú (Zairyu kado) hoặc giấy đăng ký người nước ngoài (được coi là thẻ cư trú) của người phụ thuộc (1 bản sao)
Số 6: Giấy tờ xác nhận nghề nghiệp và thu nhập của người phụ thuộc
Trường hợp 1: Khi người phụ thuộc tham gia vào các hoạt động để vận hành một doanh nghiệp có thu nhập hoặc nhận tiền lương, thù lao
a. Giấy chứng nhận lao động (在職証明書/Zaishoku shomeisho) hoặc giấy phép kinh doanh (営業許可書/Eigyo kyokasho) (1 bản sao)
* Vui lòng nộp giấy chứng nhận chứng mình được nghề nghiệp của người phụ thuộc.
b. Giấy chứng nhận thuế cư trú (住民税の課税/Juminzei no kazei (hoặc miễn thuế – 非課税/Hikazei) và giấy chứng nhận nộp thuế (納税証明書/Nozei Shomeisho)
(Bảng kê tổng thu nhập và tình hình nộp thuế trong một năm) – mỗi loại 1 bản
* Do cơ quan hành chính cấp quận, phường, thị trấn hoặc làng xã nơi sinh sống cấp kể từ ngày 1 tháng 1
* Một trong hai đều được chấp nhận miễn là giấy chứng nhận ghi cả tổng thu nhập trong một năm và tình trạng nộp thuế (cho dù thuế đã nộp hay chưa).
* Nếu cơ quan hành chính cấp quận, phường, thị trấn hoặc làng xã nơi sinh sống cấp do mới chỉ nhập cảnh vào Nhật một thời gian ngắn hoặc do thay đổi địa điểm v.v., vui lòng liên hệ với Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh địa phương gần nhất.
Trường hợp 2: Khi người phụ thuộc tham gia vào các hoạt động khác với trường hợp 1 ở trên
a. Giấy xác nhận số dư tiền gửi đứng tên người phụ thuộc hoặc giấy chứng nhận trợ cấp học bổng ghi rõ số tiền và thời gian nhận trợ cấp (tuỳ trường hợp)
b. Tương tự như ở trên, các giấy tờ xác nhận khả năng thanh toán chi phí sinh hoạt của người người cần thay đổi visa
Số 7: Xuất trình các giấy tờ xác nhận danh tính (Bản sao hộ khẩu – 戸籍謄本/Tosekitohon…)
* Số 7 này là cần thiết khi người nộp hồ sơ không phải là người cần thay đổi visa (vui lòng tham khảo tại link sau để biết ai là người có thể nộp hồ sơ/Link: https://www.moj.go.jp/isa/applications/procedures/16-2-1.html).
Ngoài ra, ngay cả khi người nộp hồ sơ không phải là người cần thay đổi visa thì việc “Xuất trình hộ chiếu và thẻ tư cách lưu trú (Zairyu kado) hoặc giấy đăng ký người nước ngoài (được coi là thẻ cư trú)” ghi ở điều số 3 là bắt buộc, nhưng trong trường hợp giấy đăng ký người nước ngoài được coi là thẻ cư trú, có thể là bản sao.
Ngoài ra, xin lưu ý trước rằng cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu các tài liệu khác ngoài những thứ trên trong quá trình kiểm tra sau khi nộp đơn đăng ký.
Điểm cần lưu ý
- Để được hướng dẫn về thủ tục xin thay đổi tình trạng cư trú, vui lòng xem tại trang web của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh (Link: http://www.immi-moj.go.jp/tetuduki/index.html)
- Nếu tài liệu đã nộp được viết bằng tiếng nước ngoài, vui lòng đính kèm văn bản đã dịch (tiếng Nhật)
- Theo nguyên tắc chung, tài liệu đã nộp không được trả lại, vì vậy nếu muốn trả lại các giấy tờ (vì khó được cấp lại), vui lòng cho biết tại thời điểm nộp đơn
- Nếu thay đổi nội dung hoạt động và thực hiện các hoạt động tương ứng với tư cách cư trú khác, vui lòng nộp đơn ngay lập tức. Nếu không tham gia vào các hoạt động liên quan đến tình trạng cư trú hiện tại của trong 3 tháng liên tục trở lên, tư cách cư trú sẽ bị thu hồi
7 điều cần biết về visa vĩnh trú Nhật Bản
Thủ tục gia hạn visa vợ/chồng người Nhật – Nihonjin no Haigusha
Theo Bộ Tư pháp Nhật Bản
bình luận