Có nhiều cách nói trong tiếng Nhật. Trong đó, kính ngữ được cho là khó nhất đối với không chỉ người nước ngoài mà ngay cả người Nhật. Kính ngữ bao gồm tôn kính ngữ, khiêm nhường ngữ, thể lịch sự và mỹ từ hoá. Chúng là một hệ thống phức tạp. Vậy tại sao nó lại trở thành nên như vậy?
Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Học tiếng Nhật: Phân biệt tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ
Kính ngữ vốn dùng cho các hiện tượng tự nhiên
Kính ngữ không phải do ai tạo ra. Sau một lịch sử lâu dài, kính ngữ như hiện tại đã được hình thành. Ở thời kì Nhật Bản cổ đại, kính ngữ được dùng cho các hiện tượng tự nhiên được gọi là Shizenbutsu Keigo (自然物敬語 – kính ngữ hiện tượng tự nhiên), chứ không phải dùng cho con người.
Ví dụ về Shizenbutsu Keigo:
- お日さまがお昇りになった。
Ohisama ga onobori ni natta.
Ngài Mặt Trời đã lên.
- 雷さまが落ちられた。
Kaminari-sama ga ochirareta
Ngài Sấm đã rơi xuống.
Lúc đó khoa học còn kém phát triển. Con người ngày xưa cho rằng các hiện tượng tự nhiên là do hoạt động của thần thánh. Do đó mà con người dùng những từ ngữ như thế để thể hiện sự tôn trọng với thần thánh.
Kính ngữ thay đổi do sự khác biệt về địa vị và đẳng cấp
Vào thời Trung cổ, kính ngữ hiện tượng tự nhiên (Shizenbutsu Keigo) này đã thay đổi thành từ kính ngữ (Keigo). Những từ này đã được sử dụng dành cho Hoàng đế và người có địa vị cao như quý tộc.
Kính ngữ đã phát triển trong xã hội quý tộc của Nara và Kyoto. Điều này là do hệ thống phân cấp xã hội của hoàng đế, quý tộc, thương nhân, nông dân, … từ trên xuống dưới. Giữa họ, có sự khác biệt về địa vị và đẳng cấp. Con người phải sử dụng những từ ngữ trang trọng vì có nhiều cơ hội nói chuyện với những người thuộc các địa vị và tầng lớp khác nhau.
Sau đó, khiêm người ngữ phát triển đã chủ yếu ở Edo (Tokyo). Trong thời hiện đại, các mỹ từ đã được phát triển bằng cách đặt “o” trước danh từ để diễn đạt sự trang trọng. Sau một lịch sử lâu dài, kính ngữ đã thay đổi và hình thành các loại từ như bây giờ.
Vậy là bạn đã biết được kính ngữ trong tiếng Nhật đã hình thành và phát triển qua các giai đoạn lịch sử như thế nào rồi đúng không? Chúc bạn làm chủ được loại từ khó nhằn này để ghi điểm trong mắt người khác bằng khả năng sử dụng kính ngữ khéo léo của mình nhé!
[Văn hoá công sở] 12 động từ ở thể tôn kính ngữ phổ biến nhất
Học tiếng Nhật online hiệu quả hơn với NIPPON★GO phiên bản mới cùng chương trình ưu đãi
KENT (LOCOBEE)
* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.