Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.
Một phụ nữ độ tuổi 30 sinh con gái đầu lòng vào tháng 5 giữa lúc Tokyo tuyên bố tình trạng khẩn cấp do COVID-19 chia sẻ: “Tôi sợ đi ra ngoài vì lo bị lây bệnh… Thậm chí tôi còn không thể trò chuyện với ai về việc nuôi trẻ con. Tôi lo lắng về mọi thứ và tự nhiên nước mắt chảy ra. Tôi thực sự không biết tại sao mình lại khóc…”
Người ta nói rằng việc sinh con trong thời điểm đại dịch corona khác hoàn toàn so với trước kia. Do phải hạn chế ra ngoài, các lớp học dành cho phụ nữ mang thai của chính quyền địa phương bị hủy bỏ. Phụ nữ mang thai không có thông tin đầy đủ về chăm sóc em bé và chăm sóc bản thân sau khi sinh con. Đến ngày sinh nở, do hạn chế tiếp xúc mà người chồng cũng không được vào phòng sinh cùng vợ như bình thường. Trong lúc sinh con nhiều nơi còn yêu cầu sản phụ đeo khẩu trang. Sau đó, trong thời gian khi nằm viện, chồng và gia đình cũng không được vào thăm nên không có ai để chia sẻ niềm vui sinh nở.
Một phụ nữ khác chia sẻ: “Tôi phải đeo khẩu trang từ lúc vỡ ối đến khi xuất viện, trong bệnh viện không có cơ hội nói chuyện với các bà mẹ khác. Lần đầu tiên nuôi con nhỏ, ở một mình và không được nói chuyện với ai khiến tôi lo lắng không ngủ được”.
Thậm chí sau khi về nhà, những người mẹ trẻ còn phải lo lắng thêm về nguy cơ lây nhiễm bệnh nên không thể ra ngoài, chỉ có thể ở nhà và một mình nuôi con.
Cứ 4 người thì có 1 người bị trầm cảm sau sinh
Phó giáo sư Matsushima Midori tại Đại học Tsukuba và 1 nữ hộ sinh đã thực hiện cuộc khảo sát về “trầm cảm sau sinh” vào tháng 10 thông qua ứng dụng カラダノート và ベビーカレンダー liên quan đến việc nuôi dạy trẻ em.
Khảo sát có 10 câu hỏi về trạng thái tâm lý trong 1 tuần với đối tượng là phụ nữ trước và sau khi sinh, sử dụng “Bảng câu hỏi trầm cảm sau sinh Edinburgh” được phát triển tại Vương quốc Anh để xác nhận trạng thái tâm lý của các bà mẹ.
Kết quả là trong số 2.132 người mẹ có con dưới 1 tuổi thì khoảng 24% trong số đó tương đương 2.132 người có khả năng bị “trầm cảm sau sinh”.
Do ảnh hưởng của COVID-19, cơ hội giao lưu với mọi người và ra ngoài trở nên cực kỳ nhỏ, cộng với đó là sự bất ổn về tài chính như thu nhập giảm được cho là có ảnh hưởng tới phụ nữ nuôi con nhỏ. Nghiên cứu cho thấy khoảng 2/3 các bà mẹ bị nghi ngờ mắc chứng “trầm cảm sau sinh” không hề hay biết rằng họ đang bị trầm cảm. Các triệu chứng sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu người mẹ không tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác hoặc nhận được điều trị thích hợp.
Tiến sĩ Yoshiyuki Tachibana thuộc Trung tâm nghiên cứu y tế phát triển quốc gia chuyên về chăm sóc sức khỏe tinh thần trước và sau khi sinh chỉ ra rằng đây không phải là vấn đề của riêng người mẹ mà là vấn đề mà toàn xã hội nên chú ý đến.
Nỗ lực hỗ trợ phụ nữ sau sinh
Tại thành phố Yokohama, nhóm tình nguyện “Machi no Aibo” chuyên hỗ trợ phụ nữ trước và sau khi sinh con trước đây thường cung cấp dịch vụ tư vấn trực tiếp tại nhà. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của virus corona chủng mới mới nhóm đã tổ chức hỗ trợ nuôi dạy trẻ theo kiểu “đi bộ” ngoài trời từ tháng 7. Mục đích là để các bà mẹ, những người có xu hướng ở nhà có thêm cơ hội kết nối với cộng đồng. Sau khi đi bộ cùng nhau các bà mẹ ăn trưa trong công viên. Em bé được một người phụ nữ trong nhóm thiện nguyện chăm sóc để các bà mẹ từ từ ăn uống. Các bà mẹ tham khảo ý kiến của nhau về những lo lắng của họ và nhận được những lời khuyên nuôi dạy trẻ từ các nữ hộ sinh cùng tham gia.
Ngân hàng Yokohama và Ngân hàng Chiba đã phối hợp tổ chức “lớp học dành cho cha mẹ trong công ty” với sự hợp tác của NPO “Fathering Japan” chuyên hỗ trợ nam giới tham gia chăm sóc trẻ em.
“Trầm cảm sau sinh” có thể xảy ra với bất kỳ người nào, dù mới có con lần đầu hay đã từng có kinh nghiệm nuôi con. Nếu bản thân bạn sắp trở thành mẹ hay bạn có lo lắng về một người mẹ nào đó ở gần mình, hãy xem xét để kết nối với một cơ sở tư vấn hoặc cơ sở y tế.
Những điều cần biết về mang thai và sinh con tại Nhật Bản
Theo NHK