Phương pháp chẩn đoán hình ảnh mới giúp phát hiện ung thư tuỵ chưa đến 1cm

Nhóm nghiên cứu thuộc Viện khoa học phóng xạ quốc gia (NIRS) đã công bố việc phát triển phương pháp chẩn đoán hình ảnh mới có thể tìm ra ung thư tuỵ chưa đến 1cm rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu. Các nghiên cứu trên chuột cho thấy có thể tìm ra và điều trị ung thư tuỵ có kích thước lớn nhưng không thể phát hiện bằng CT và MRI thông thường, qua đó tăng tỉ lệ sống sót của người bệnh.

Chi phí đông lạnh trứng trước khi điều trị ung thư

Ung thư tuỵ là loại ung thư khó điều trị nên cần phát triển phương pháp chẩn đoán sớm để điều trị. Gần đây y học đã có bước phát triển trong cách thức phát hiện ung thư sớm là kiểm tra các chất trong máu. Các phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh như CT, MRI, PET (ghi hình cắt lớp phát positron) không thể phát hiện ung thư chưa đến 1cm trong khi kết quả xét nghiệm máu cho thấy nguy cơ ung thư tuỵ khá cao nên rất khó để điều trị sớm.

Nhóm nghiên cứu đã tập trung vào các loại thuốc sử dụng trong PET. Họ phát triển thuốc gắn vật chất có tính phóng xạ vào kháng thể (cetuximab) liên kết với thụ thể gọi là EGFR tồn tại nhiều trên bề mặt tế bào ung thư nhưng ít có trên tế bào thường. Thuốc thử nghiệm này được tiêm vào khoang bụng của chuột có tế bào ung thư tuỵ. Sau 24 giờ tiêm thuốc người ta chụp ảnh bằng PET và phát hiện thấy ung thư trên 3mm. So sánh các con chuột bị ung thư người ta nhận thấy việc cắt bỏ tế nào ung thư nhỏ được tìm thấy bằng PET giúp tăng tỉ lệ sống trung bình của chuột lên 3,8 lần so với những con chuột không được điều trị.

Sau khi tiến hành nghiên cứu trên động vật lớn nhóm sẽ tiếp tục thử nghiệm lâm sàng.

Toshiba phát triển công nghệ phát hiện 13 loại ung thư chính xác đến 99% từ 1 giọt máu

 

Theo doi.org

Facebook