Với những bạn tìm hiểu, yêu quý văn hoá Nhật Bản thì chắc đều biết về Ehomaki. Đây là món mà người Nhật thường ăn vào ngày 3/2 (trước ngày Lập xuân). Theo nguồn gốc thì đây là phong tục được thực hiện ở vùng Kansai Nhật Bản (bao gồm 7 tỉnh: Mie, Shiga, Kyoto, Osaka, Hyogo, Nara và Wakayama). Tuy nhiên trong nhiều năm trở lại đây văn hoá này đã lan rộng ra trên khắp nước Nhật.
Cùng tìm hiểu một số thuyết thú vị về sự ra đời của Ehomaki nhé!
Thuyết số 1:
Vào cuối thời đại Edo, những thương nhân ở Osaka đã bắt đầu tập tục ăn 幸運巻寿司 (koun makisushi) tức là sushi cuộn may mắn vào ngày trước ngày Lập xuân với mong muốn kinh doanh thuận lợi và giải trừ hạn.
Thuyết số 2:
Nhà hoạt động thời kì chiến quốc Nhật Bản Toyotomi Hidetoshi và Horio Yoshiharu vào ngày trước ngày Lập xuân đã ăn hết sạch một món ăn giống như cơm cuộn rong biển rồi ra trận. Trận chiến ngày hôm đó hai ông đã giành được thắng lợi.
Tuy nhiên mãi đến thời Edo mới có rong biển dạng lá dùng để cuộn như bây giờ do đó thuyết này được cho là không thiết thực lắm.
Thuyết số 3:
Những năm 1800 vào ngày Tiết phân nọ, ở Osaka người dân trong làng tập hợp lại và cùng ăn sushi dạng cuộn. Để không mất công phải cắt họ đã ăn cả cái và từ đó phong tục này ra đời.
Một điều khá thú vị đó là phong tục này được lan truyền rộng rãi ra khắp nước Nhật là do hoạt động quảng cáo của các cửa hàng tiện lợi ở Nhật. Hệ thống cửa hàng tiện lợi đầu tiên ở Nhật bán ehomaki đó chính là FamilyMart từ năm 1983 tại các cửa hàng ở Osaka và Kobe.
Tìm hiểu kĩ hơn về ngày hội ném đậu tại Nhật Bản:
Cảm nhận bốn mùa Nhật Bản: Ngày hội ném đậu Setsubun (3/2)
Tổng hợp LOCOBEE
bình luận