Theo khảo sát của Trung tâm nghiên cứu nghiện do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản ủy quyền, khoảng 33% người dân nước này trong độ tuổi từ 10 đến 29 dành từ 2 tiếng để chơi trực tuyến hoặc các loại trò chơi khác mỗi ngày.
Cuộc khảo sát được thực hiện trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 3 trên 9.000 người cả nam giới và nữ giới ở độ tuổi từ 10 đến 29 trên cả nước. Trong số 5.096 người được hỏi, 85% cho biết họ chơi game bằng điện thoại thông minh, PC và trò chơi điện tử trong 12 tháng qua.
Kết quả sau khi phân tích là:
- 40,1% số người chơi ít hơn 1 tiếng đồng hồ
- 14,6% số người chơi từ 2 đến dưới 3 tiếng đồng hồ
- 18,3% số người chơi trên 3 tiếng đồng hồ
Những người dành ít nhất 3 giờ để chơi game (2,8%) cho biết họ chơi game từ 6 tiếng mỗi ngày trong tuần. Trong khi 6,8% cho biết sự quan tâm của họ đối với sở thích hoặc các hoạt động xã hội như gặp gỡ bạn bè giảm đáng kể do chơi game, tỉ lệ này đứng đầu 20% trong số những người chơi game từ 4 tiếng trở lên trong một ngày.
Cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng một số người không thể bỏ chơi game mặc dù thấy có hại vì 5,7% cho biết họ vẫn tiếp tục chơi game ngay cả khi học tập, công việc của họ bị ảnh hưởng tiêu cực. Tỉ lệ này tăng lên 24,8% trong số những người chơi game 6 tiếng hoặc lâu hơn trong 1 ngày.
Trong khi khoảng 10,9% cho biết họ bị đau lưng hoặc đau mắt do chơi game thì 7,6% cho biết họ vẫn tiếp tục chơi game mặc dù gặp vấn đề về giấc ngủ và các vấn đề tâm lý, chẳng hạn như hay lo lắng, bồn chồn.
Khảo sát cho thấy nam giới dành nhiều thời gian chơi game hơn nữ giới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa vào tình trạng rối loạn do chơi điện tử vào trong Phân loại bệnh quốc tế từ tháng 5 năm 2019. WHO xác định đây là mô hình hành vi bị tác động bởi các trò chơi điện tử gây ra ảnh hưởng xấu đến các hoạt động hàng ngày.
Theo The Mainichi