Toshiba, Đại học Y khoa Tokyo và Trung tâm nghiên cứu ung thư quốc gia Nhật Bản đã cùng nhau phát triển công nghệ mới có thể phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm thông qua xét nghiệm máu.
Đây là công nghệ phát hiện ung thư trong thời gian ngắn với độ chính xác cao, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng thực tế trong vài năm tới. Kĩ thuật này dựa vào việc đo nồng độ phân tử miRNA (microRNA) do các tế bào ung thư trong máu tiết ra và có thể phát hiện 13 loại ung thư như: ung thư tuyến tuỵ, ung thư dạ dày, ung thư vú…
Cho đến nay người ta đã phát triển thiết bị kiểm tra chuyên dụng cỡ nhỏ và thực hiện nghiên cứu trong vòng 2 năm. Kết quả là không những phân loại được người bị ung thư và người không bị ung thư bằng nồng độ chính xác đến 99% mà còn phát hiện được trong giai đoạn rất sớm gọi là giai đoạn 0. Nếu được ứng dụng trong thực tế, so với các phương thức phát hiện ung thư khác thì việc sử dụng miRNA sẽ có chi phí thấp hơn.
Trong năm tài chính 2020 tới, Toshiba sẽ tiếp tục thử nghiệm và kiểm tra để đạt được mục tiêu hiện thực hoá trong vài năm tới. Thông tin chi tiết về công nghệ này sẽ được công bố tại Hội nghị thường niên lần thứ 42 của Hội sinh học phân tử Nhật Bản tổ chức tại Fukuoka từ 3/12 đến 8/12/2019.
Chi phí đông lạnh trứng trước khi điều trị ung thư
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong số 1 ở Nhật Bản kể từ năm 1981. Số ca tử vong do ung thư năm 2018 là khoảng 370.000 ca, tỉ lệ mắc bệnh của nam giới là 62% và nữ giới là 47%. Nếu ung thư có thể được phát hiện sớm thì tỉ lệ sống sót sẽ cải thiện đáng kể ví dụ đối với ung thư phổi, tỉ lệ sống 5 năm ở giai đoạn II là 60% nhưng đối với giai đoạn 0 là 97%.
Tỉ lệ ung thư đáng báo động của thế hệ AYA
Theo toshiba.co.jp