Điểm khác nhau giữa xin việc và chuyển việc ở Nhật
Trước khi bước vào thị trường lao động Nhật Bản, hãy thử làm một phép so sánh giữa 2 quá trình xin việc (就職活動 – shushoku katsudo) và chuyển việc (転職活動 – tenshoku katsudo).
Định nghĩa
就職活動 chỉ hoạt động tìm nơi làm việc đầu tiên của sinh viên đại học, đại học ngắn hạn, trường senmon, trường cấp ba
転職活動 chỉ hoạt động tìm việc của một người đang làm ở một công ty nào đó hoặc vì một lý do nào đó mà không còn làm ở công ty trước đây nữa
Có thể nhìn thấy, cùng là hoạt động tìm việc nhưng căn cứ vào người tìm việc đã có kinh nghiệm làm việc hay chưa mà phân biệt giữa chuyển việc (có kinh nghiệm làm việc) và xin việc (chưa có kinh nghiệm làm việc).
Phân biệt trên góc nhìn nhà tuyển dụng
Căn cứ vào định nghĩa trên, hãy cùng phân tích điểm khác nhau giữa xin việc và chuyển việc cùng với các đặc trưng trong 2 quá trình này.
Tiêu chí
Đặc trưng
1. Đối tượng tìm kiếm
Xin việc: do chưa có kinh nghiệm làm việc nên nhà tuyển dụng không đòi hỏi điều này ở người xin việc, điều mà nhà tuyển dụng tìm kiếm thường là những ứng viên có tiềm năng cũng như khả năng giao tiếp
Chuyển việc: nhiều công ty đăng tin tuyển dụng dành cho người có kinh nghiệm là vì họ đang thiếu nhân viên ở một bộ phận nào đó do người phụ trách thôi việc hoặc tìm nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh hoàn toàn mới. Chính vì thế, các nhà tuyển dụng cần ứng viên phải là người có năng lực, kĩ năng làm việc nhất định
2. Ngày vào công ty
Xin việc: với học sinh, sinh viên cần phải đợi đến khi tốt nghiệp (vào tháng 3) họ mới có thể bắt đầu gia nhập đội ngũ lao động, do đó thời gian vào công ty của họ thường là tháng 4
Chuyển việc: thời gian vào công ty không cố định mà tuỳ vào ngày nghỉ việc ở công ty trước của ứng viên, mong muốn của ứng viên, mong muốn của phía doanh nghiệp…
3. Kế hoạch tuyển dụng
Xin việc: ở Nhật quá trình tuyển dụng được quy định bắt đầu từ tháng 3 và đến khoảng tháng 10 sẽ có quyết định về Naite và tháng 4 nhân viên mới sẽ vào công ty
Chuyển việc: với doanh nghiệp không có quy định thường do kéo dài từ 2 đến 3 tháng, còn đối với ứng viên thì tuỳ vào khả năng cũng như mong muốn mà có thể chỉ mất 1 tháng, cũng có người kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm…
4. Thời gian xem xét và số vòng tuyển dụng
Xin việc: do thời gian dài nên số vòng tuyển dụng khá nhiều, với những công ty có nhiều ứng viên có khi có từ 5 đến 6 vòng
Chuyển việc: số vòng khá ít tầm 2 ~ 3 lần, nhiều trường hợp chỉ 1 lần là có kết quả
5. Cách thức xem xét
Xin việc: căn cứ dựa trên đơn ứng tuyển (Entry sheet/エントリーシート), các vòng phỏng vấn theo nhóm, phỏng vấn đơn, thảo luận nhóm
Chuyển việc: thường là hình thức phỏng vấn đơn
6. Hồ sơ yêu cầu
Xin việc: cần có đơn ứng tuyển
Chuyển việc: không có đơn ứng tuyển mà thay vào đó là Bản tóm tắt kinh nghiệm làm việc (Shokumu keireki-sho/職務経歴書)
Nếu bạn đang tìm việc hoặc chuyển việc ở Nhật hãy tham khảo những kiến thức trên đây. Chúc các bạn thành công!