Viện nghiên cứu Sức khoẻ và An toàn lao động Nhật Bản đã thực hiện khảo sát về vấn đề sức khoẻ trên 55 người tuổi từ 20 đến 50 làm việc trong lĩnh vực IT ở thành phố Tokyo. Khảo sát sử dụng ứng dụng đo thời gian ngủ và sự mệt mỏi bằng đồng hồ dạng đeo tay để đánh giá chất lượng giấc ngủ trong vòng 1 tháng của 55 người.
Theo đó, ngày mà người lao động nhận được nhiều email ngoài giờ làm việc nhất được gọi là “đánh thức giữa chừng”, sau khi bị đánh thức lúc nửa đêm như vậy thường mọi người sẽ ở trong tình trạng không thể ngủ được trong khoảng 20 phút. So với ngày mà người lao động nhận được ít email ngoài giờ làm việc nhất thì chất lượng giấc ngủ đã bị giảm xuống 2 lần.
Chuyên viên nghiên cứu Kubo Tomohide cho rằng, khi người lao động nhận được nhiều email ngoài giờ làm việc họ sẽ có dần có suy nghĩ về chuyện nghỉ việc hoặc lo lắng cho công việc, từ đó dẫn đến chất lượng giấc ngủ sẽ giảm đi đáng kể làm ảnh hưởng đến năng suất công việc cũng như sức khoẻ của người lao động.
Quyền không nhận liên lạc
Trong thời đại công nghệ số ngày nay, không chỉ ở công ty mà người lao động còn có thể làm việc ở nhiều nơi khác như quán cà phê… Bên cạnh đó, tình trạng người lao động còn phải trả lời thắc mắc công việc hay phản hồi thư vào buổi tối hoặc ngày nghỉ cũng đang nhiều lên.
Khi phỏng vấn các tổ chức lao động, người ta nhận ra rằng nguyên nhân của các vấn đề về sức khoẻ như bệnh trầm cảm là do thư và điện thoại ngoài giờ làm việc, và con số người bị bệnh như thế này đang có xu hướng tăng lên.
Chính vì vậy mà đã bắt đầu có công ty thực hiện “quyền không nhận liên lạc” cho nhân viên của mình. Cụ thể nhân viên sẽ bị cấm sử dụng điện thoại, thư để trả lời nội bộ hoặc phản hồi khách hàng ngoài giờ hành chính. Kết quả là nhân viên có động lực làm việc hơn khiến doanh thu của công ty tăng 40%.
Liên lạc ngoài giờ làm việc: hơn 1 lần/tuần
Tháng 5 năm nay, Phòng nghiên cứu Quản lí dữ liệu NTT đã thực hiện khảo sát trên mạng với đối tượng là 1.110 người trên 20 tuổi đang là nhân viên chính thức. 165 người trả lời rằng họ phải xử lí thư và điện thoại không mang tính khẩn cấp của cấp trên vào buổi đêm và ngày nghỉ trên 1 lần/1 tuần, tức là chiếm hơn 14,9%. Trong số này có 62 người trả lời rằng họ phải xử lí công việc ngoài giờ làm việc hàng ngày, tức là 5,6%. Bên cạnh đó số người trả lời rằng công ty họ có thực hiện cải cách để không có liên lạc ngoài giờ làm việc là 45,9%.
Gửi thư ngoài giờ làm việc có vi phạm pháp luật?
Năm 2017 Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã đưa ra hướng dẫn để điều chỉnh thời gian làm việc phù hợp. Trong đó khái niệm về giờ làm việc được hiểu là “thời gian nằm trong sự chỉ đạo của người sử dụng lao động”. Điều này có nghĩa là giờ làm việc được đánh giá khách quan dưới các hướng dẫn chỉ đạo của công ty. Theo Bộ thì bản thân việc gửi email ngoài giờ làm việc không vi phạm pháp luật. Trên thực tế nếu người lao động thực hiện theo yêu cầu như trong email sẽ dẫn đến thời gian làm việc kéo dài ngoài giờ hành chính và điều này vi phạm pháp luật về sử dụng lao động. Tuy nhiên việc xác định các trường hợp này chưa có quy định rõ ràng và cũng chưa có đánh giá riêng cho vấn đề này.
4 điểm lưu ý khi xử lý mail công việc
Tham khảo NHK