Sử dụng ngày nghỉ có lương là một trong những quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên do khối lượng công việc hay các lí do khác mà không ít người lao động ở các doanh nghiệp Nhật “quên” đi quyền lợi này. Chính vì vậy từ ngày 1 tháng 4 năm nay việc sử dụng ngày nghỉ có lương này đã được nghĩa vụ hoá.
Đáng chú ý trong sửa đổi lần này đó là “年10日以上有給休暇の権利がある従業員について、最低でも5日以上は有給休暇を現実に与えることが義務付けられました” ( tạm dịch: đối với người lao động có hơn 10 ngày nghỉ có lương phải sử dụng ít nhất từ 5 ngày trở lên). Hãy cùng lắng nghe các nhân viên ở các doanh nghiệp Nhật chia sẻ về thay đổi này nhé!
Bạn có biết về chính sách nghĩa vụ hoá việc sử dụng ngày nghỉ có lương?
Có tới 96% biết về chế độ này (trong đó có tới 63% biết cả nội dung) và chỉ 4% không biết.
Bạn nghĩ gì về chế độ này?
- 23% thực sự tốt
- 50% tốt bình thường
- 21% không nghĩ là tốt lắm
- 5% không tốt
Lý do của những người cho rằng chế độ này tốt đó là nó sẽ tạo ra môi trường mà ở đó người lao động sử dụng ngày nghỉ có lương một cách dễ dàng hơn. Hay đối với doanh nghiệp khó có thể xin ngày nghỉ có lương thì đây là thời điểm phù hợp để họ xem lại cơ cấu tổ chức cũng như khối lượng công việc.
Ngược lại, những người trả lời chế độ này không tốt là do họ nghĩ “thời gian xin ngày nghỉ có lương của người lao động là khác nhau làm cho việc lên kế hoạch hàng năm trở nên khó khăn hơn” hay “khi mà tình hình hay nội dung công việc không được cải thiện, nghĩa vụ hoá việc sử dụng ngày nghỉ có lương sẽ dẫn đến tình trạng làm quá giờ không lương hay đi làm không lương, mang việc về nhà…”
Đâu là vấn đề khi tiến hành nghĩa vụ hoá việc sử dụng ngày nghỉ có lương? [/su_heading]
Hai vấn đề lớn nhất được chia sẻ đó là:
- Thiếu nhân lực (65%)
- Khối lượng công việc ở từng người có sự chênh lệch (60%)
Cần làm gì khi thực hiện nghĩa vụ hoá sử dụng ngày nghỉ có lương?
Phần lớn các câu trả lời nhận được đó là phải sử dụng một cách có kế hoạch (83%) hoặc tiến hành thông báo, bồi dưỡng thêm kiến thức về nghĩa vụ (81%), đốc thúc những nhân viên sử dụng ít ngày nghỉ có lương (52%)…
Tìm hiều về Văn hoá công sở tại doanh nghiệp Nhật Bản
Theo atpress
bình luận