Trong năm 2019 này, “siêu trăng” – thời điểm trăng tròn có thể nhìn thấy được với kích thước lớn nhất – sẽ xảy ra vào 0:54 ngày 20 tháng 2.
Theo thông tin từ Đài thiên văn Quốc gia Nhật Bản, lúc 18:03 ngày 19 tháng 2, mặt trăng sẽ đi qua cận điểm (periapsis – điểm gần nhất từ trái đất tới mặt trăng trong 1 vòng quỹ đạo) và khi vừa bước sang ngày mới, lúc 0:54 ngày 20 tháng 2 “siêu trăng” sẽ xuất hiện. Lúc này khoảng cách từ tâm trái đất đến tâm mặt trăng là khoảng 3.570.000km, mặt trăng lớn nhất là góc 33 phút 29 giây. Cần lưu ý là thời điểm mặt trăng lớn nhất trong ngày 20 tháng 2 không phải là buổi chiều tối mà là sáng sớm.
Ngược lại, thời điểm xuất hiện trăng tròn nhỏ nhất trong năm nay là 14 tháng 9. Năm 2019, thời điểm mặt trăng xa nhất so với trái đất là 18:29 ngày 5 tháng 2, tuy nhiên đây là ngày trăng non. Còn ngày mà mặt trăng đi qua viễn điểm (apoapsis – điểm xa nhất từ trái đất tới mặt trăng trong 1 vòng quỹ đạo) là 22:32 ngày 13 tháng 9 và 13:33 ngày 14 tháng 9 sẽ là ngày trăng tròn. Lúc này khoảng cách từ tâm trái đất đến tâm mặt trăng là khoảng 4.060.000km, mặt trăng lớn nhất là góc 29 phút 24 giây.
Độ lớn của 2 mặt trăng này có thể so sánh như sau
Bên trái: siêu trăng, bên phải: mặt trăng nhỏ nhất
Thực ra trong ngôn ngữ thiên văn học không hề có từ “siêu trăng” (super moon) mà đó chỉ là từ “siêu” được cho vào để làm mọi người dễ hình dung và liên tưởng đến hiện tượng nhiều hơn mà thôi.
Thêm một điều nữa là nếu ngắm “siêu trăng” bạn hãy chuẩn bị áo rét và đồng hồ báo thức nhé, tháng 2 ở Nhật thời tiết vẫn còn khá lạnh nên đừng để bị cảm.
Chú ý: thông tin thời gian trong bài viết là tính theo ngày giờ của Nhật Bản
Theo nao.ac.jp