Các môn võ thuật của Nhật Bản ngày nay đang phát triển và được biết đến như các loại hình thể thao. Tuy nhiên các môn võ này thực chất được hình thành từ các kỹ thuật võ truyền thống của Nhật Bản. Trong lịch sử các kỹ thuật này còn được dùng trong các trận chiến. Sau chiến tranh, các môn võ thuật này đang dần dần chuyển thành các bộ môn thể thao không chỉ để rèn luyện cơ bắp mà còn là một cách tu dưỡng tinh thần của con người xứ Phù Tang.
Tên gọi chung của các loại hình võ thuật này là budo và trong đó được chia thành 9 bộ môn khác nhau. Tại kỳ này, hãy cùng Locobee tìm hiểu về 5 loại hình được biết đến nhiều nhất nhé.
Judo
Đây là bộ môn võ thuật được học bởi nhiều người nước ngoài nhất. Tại thời chiến khi chưa có vũ khí, đây là các đường võ nhằm vô hiệu hoá sức mạnh của đối phương. Trọng tâm của mình không được di chuyển, lợi dụng sức mạnh của đối phương để áp đảo đối phương. Bằng cách làm thay đổi trọng tâm của đối thủ một cách khéo léo, dù cho có sự chênh lệch về thân hình đi chăng nữa thì việc một võ sinh có thân hình bé hơn cũng hoàn toàn có thể thành người chiến thắng trong bộ môn võ này.
Karatedo
Hay còn gọi là Karate, đây là môn võ có nguồn gốc từ Okinawa. Quyền pháp của bộ môn này là sự phối hợp giữa võ thuật Trung Hoa và Nhật Bản. Đặc trưng kỹ thuật của Karatedo là kobushiashi, đó là các đòn như đấm, đá, đánh cùi chỏ, đầu gối và đánh bằng bàn tay mở.
Karate được chia thành 2 trường phái chính. Trường phái truyền thống được đặc trưng bởi các cú đánh giữ một khoảng cách nhất định khi ra đòn tấn công đối thủ. Trường phái thứ hai là trường phái thực tiễn với những cú tấn công trực tiếp vào đối thủ.
Sumo
Trong các môn võ được thi đấu quốc gia thì Sumo là bộ môn có từ rất lâu đời. Trên một sân đấu có hình tròn gọi là “dohyo” sẽ có hai lực sĩ cùng thi đấu để phân chia thắng bại. Luật của nó khá là đơn giản, đó chính là nếu như một võ sĩ bị ngã hoặc bị đi ra ngoài khỏi vòng tròn của đấu trường thì võ sĩ đó sẽ thua. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi rất nhiều các kỹ năng và hết sức cẩn trọng. Chính vì thế xem đấu sumo là một trong những sở thích của không ít người Nhật.
Kendo
Ban đầu bộ môn này là những kỹ thuật nhằm sử dụng những thanh kiếm Nhật Bản và sau đó dần chuyển sang thành môn võ mà người học muốn làm chủ kỹ năng và rèn luyện tâm trí. Hiện tại bộ môn này không còn sử dụng các thanh kiếm bằng kim loại như trước mà là những thanh kiếm làm bằng tre. Vùng hạ đòn đó chính là đầu, tay hay eo.
Ngày nay bộ môn này được dùng để rèn luyện về mặt tinh thần nên luật của nó là khi thắng cũng không được có những động thái của sự vui mừng hay phải tuân thủ các lễ nghi chào hỏi,… Đây chính là đặc trưng khi theo học hoặc thi đấu ở môn võ này.
Aikido
Đây là bộ môn không đánh bại đối thủ bằng đao hay bằng các đòn kỹ thuật mà sử dụng Khí (気) để chiến đấu. Chính vì vậy đặc trưng của nó là không phải ra đòn mà là ở tư thế tiếp đòn. Đây là bộ môn mà ngay cả người không có nhiều sức hoàn toàn cũng có thế cướp được sự tự do của người có nhiều sức. Chính vì vậy đây không chỉ là phương pháp để rèn luyện thân thể mà còn là kỹ thuật để tự vệ. Đây cũng chính là lý do mà bộ môn này được rất nhiều nữ giới theo học. Trong các bộ môn võ thuật truyền thống thì có thể nói đây là môn mà hầu hết các độ tuổi và giới tính đều có thể luyện tập.
Trên đây là 5 trong số những bộ môn võ thuật truyền thống của Nhật Bản. Nếu có cơ hội hãy lựa chọn cho mình một bộ môn phù hợp để theo học hoặc đơn giản chỉ là tìm hiểu sâu hơn về nó nếu như bạn thực sự yêu thích.
Hẹn gặp lại các bạn ở kỳ 2 với một số bộ môn võ thuật truyền thống khác.
* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.
bình luận