Xu hướng du lịch Nhật Bản của người Việt Nam

Số lượng người Việt Nam đến Nhật năm 2017 lên đến khoảng 80.000 người là con số cao nhất từ trước đến nay. Trào lưu này bắt đầu từ năm 2010, và sau 8 năm số lượng người đã tăng lên một cách đáng kể. Việc mở rộng các đường bay trực tiếp từ Nhật Bản đến 3 thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng cũng góp một phần cho việc giải thích sự gia tăng trên. Thực tế các hoạt động thu hút khách du lịch Việt Nam có sự tăng trưởng cao hơn so với hoạt động thúc đẩy du lịch tới Nhật Bản mà các công ty tại Việt Nam đang thực hiện. Năm 2012 có khoảng 55.000 lượt khách và năm 2017 là 309.000, tăng lên gần 6 lần.

 

Lượng khách sang du lịch chỉ chiếm 30% số người Việt Nam đến Nhật Bản

 

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy số lượng người Việt Nam đến Nhật bao gồm 30% số người đến với mục đích du lịch, 20% với mục đích công việc và 50% là với mục đích khác. Trong số 50% mục đích khác này phần lớn là du học sinh và thực tập sinh.

Riêng mảng du lịch, năm 2017 so với năm 2016 số lượt khách du lịch lên đã tăng 39%. Thêm vào đó, lượng du học sinh hay thực tập sinh dù sống trong thời gian ngắn hay dài, đối tượng này biết được cái đẹp của đất nước Nhật Bản. Đây chính là cầu nối dẫn đến quyết định chọn Nhật Bản là điểm đến trong tương lai. Xét theo vùng, tỉ lệ du học sinh và thực tập sinh đến từ Hà Nội có tỷ lệ khá cao, trong đó số lượt khách sang du lịch đến từ thành phố Hồ Chí Minh là 60%.

 

Độ tuổi trung bình có xu hướng du lịch nước ngoài của người Việt Nam là 30 tuổi

Hiện tại Việt Nam có những nét khá tương đồng với Nhật Bản của những năm 1960 ~ 1980. Ví dụ như mọi người ở độ tuổi 30 sẽ yêu thích việc du lịch nước ngoài, các vấn đề ô nhiễm không khí đang trở nên khá nghiêm trọng. Hay việc mở cửa hàng ăn nhanh McDonald’s đầu tiên vào năm 2014, cửa hàng tiện lợi 7-eleven vào năm 2017. Tóm lại thị trường Việt Nam còn khá trẻ và khá tiềm năng nhất là trong mảng du lịch. Nếu là tầng lớp thượng lưu thì người Việt Nam có xu hướng du lịch đến các nước Âu Mỹ, còn tầng lớp trung lưu hoặc giới trẻ thường lựa chọn điểm đến là các nước không cần phải có visa như Đông Nam Á, hay lựa chọn điểm đến đẹp thì trong đó có Nhật Bản.

Về đặc điểm du lịch, nếu là lần đầu tiên thì mọi người có xu hướng đi theo các tour du lịch vì lý do phải có visa. Trung bình người Việt Nam có xu hướng chọn tour 5 hoặc 4 ngày đêm. Chi phí cho một chuyến đi 4 ngày 3 đêm vào khoảng 20 triệu đồng. Các thông tin được chia sẻ bởi những người có kinh nghiệm khá nhiều tuy nhiên nơi mà có được những thông tin hữu ích nhất vẫn là các trung tâm, đại lý du lịch. Ngoài ra, Facebook là một trong những công cụ tìm kiếm của phần lớn người Việt Nam nên các công ty du lịch cũng sử dụng công cụ này một cách tích cực.

 

Thoải mái đến Nhật Bản với LCC

Gần đây xu hướng du lịch với dịch vụ hàng không giá rẻ (Low-cost carrier hay viết tắt là LCC) đang ngày càng trở nên phổ biến. Trong đó có Jetstar Pacific Airlines (2017/9) hay VietJet (2018/11) đã mở những chuyến bay trực tiếp đầu tiên giữa Việt Nam –  Nhật Bản. Nếu sử dụng những chuyến bay như vậy thì giá rẻ tương đối so với việc đi theo tour. Nó cũng khá phù hợp nếu đi du lịch cả công ty từ 30 ~ 5 0 người hay việc du lịch theo hình thức cá nhân.
Khách du lịch người Việt Nam quan tâm nhiều nhất đó chính là ẩm thực và kèm theo đó là các hoạt động như ngắm hoa, trượt tuyết, leo núi Phú Sĩ, mua sắm… Chí phí trung bình của một người là 183.236 yên tương đương với 37 triệu đồng, trong đó mua sắm chiếm khoảng 40%. Lý do đó là sự tin tưởng vào hàng hoá mang thương hiệu Nhật Bản. Một phần trong mua sắm là do họ được người thân, bạn bè giới thiệu.

Việt Nam là một trong các nước Đông Nam Á khá quen thuộc đối với Nhật Bản, nếu như khả năng ngôn ngữ Nhật của người Việt tăng lên, sự ảnh hưởng của phim hoạt hình, ấn tượng về cuộc sống và đất nước Nhật Bản xinh đẹp sẽ là tiềm năng phát triển lớn ngành du lịch.

 

Nguồn: yamatogokoro

Facebook