EdTech – xu hướng làm thay đổi giáo dục Nhật Bản?

Bạn đã từng nghe đến từ “EdTech” chưa?

Đây là một từ được ghép từ Education (giáo dục) và Technology (khoa học kĩ thuật). Tương tự như Fintech trong tài chính, Agritech trong nông nghiệp, đây đều là những nỗ lực để mang lại sự đổi mới trong lĩnh vực nào đó bằng việc sử dụng IT. EdTech đang thu hút được sự chú ý trên toàn thế giới với sự thay đổi mạnh mẽ trong phương pháp giáo dục hiện nay.

 

EdTech lan rộng ở nước phát triển như Israel

Khi đến thăm 1 trường tiểu học ở Israel, phóng viên của đài NHK đã thấy học sinh đang học lập trình giống như chơi một trò chơi. Phần mềm học lập trình có tên “Code Monkey” đang được sử dụng tại 80% số trường tiểu học tại Israel.

 

Yếu tố chính để phát triển trò chơi là việc di chuyển chú khỉ để bắt được những quả chuối trong game. Học sinh sẽ được học về cách xây dựng biểu thức với số bước và hướng đi đến quả chuối, là các yếu tố để tạo nên phần mềm. Thông qua hệ thống mạng, giáo viên sẽ nắm được sự tiến bộ của từng học sinh để có thể đưa ra lời khuyên phù hợp, cho đến nay phần mềm đã được dịch sang 15 ngôn ngữ như tiếng Trung Quốc, tiếng Nga…

 

Hướng học tập tại Nhật Bản

Phần mềm này đã được đưa vào 30 trường tại Nhật Bản. Trường tiểu học Tago thị trấn Nishiizu tỉnh Shizuoka đã đưa phần mềm này vào giờ học để thử nghiệm từ tháng 6/2018.

 

Mỗi học sinh sẽ sử dụng 1 máy tính và học theo trình độ của bản thân, khi có vướng mắc khó khăn sẽ tham khảo các gợi ý được phát tự động. Khi được hỏi về cảm nhận của mình, học sinh đã phát biểu rằng: “có thể học theo trình độ của bản thân bằng máy tính thật là thích”, “cách học bình thường chỉ là sao chép vào vở còn học theo máy tính thú vị hơn nhiều”…

Hiệu trường của trường thì phát biểu: “Tôi đã nghĩ rằng nội dung này là khá khó đối với năng lực học của học sinh nhưng khi thấy các em dần dần giải quyết được vấn đề tôi rất ngạc nhiên. Có vẻ như nó đã có hiệu quả. Tôi sẽ nói chuyện với chính quyền để có thể đưa vào chương trình học thực tế”.

 

EdTech làm thay đổi cách dạy của giáo viên

Từ năm ngoái, trường trung học Ishiokashogyo tại Ibaraki đã bắt đầu đưa tài liệu điện tử sử dụng EdTech có tên “Studysapuri” vào bài tập về nhà của tiếng Anh, số học, ngữ văn. Vì tài liệu có thể sử dụng trên điện thoại nên học sinh có thể làm bài tập bất cứ thời gian nào mình thích như trên xe buýt khi về nhà… Mặt khác, dữ liệu về việc học sinh đã làm bài vào lúc nào, học cái gì, tiến bộ đến đâu… đều được gửi về cho giáo viên.

 

Ví dụ với một bài tập về nhà nhỏ, giáo viên sẽ biết được học sinh trả lời đúng tất cả câu hỏi trong bao nhiêu lần, lỗi nào học sinh hay bị nhầm lẫn… từ đó nắm được điểm còn yếu của học sinh đó và thực hiện gửi bài giảng bổ sung, gửi các bài kiểm tra khác… nhằm nâng cao trình độ học sinh.

Nguồn: NHK

Facebook