Những điều cần biết khi lần đầu du học Nhật Bản

Đối với những bạn có ý định du học tại Nhật Bản và là lần đầu tiên bước chân đến xứ sở Hoa anh đào, việc tìm hiểu sẵn một số kiến thức cơ bản về nhu cầu sinh hoạt tại đây là thật sự cần thiết. Trong trường hợp bạn là du học sinh và đặc biệt là người đi theo diện tự túc, nhằm giúp cuộc sống dễ dàng hơn thì bạn cần phải hết sức lưu ý những điểm sau trong những tháng đầu.

 

1. Chuẩn bị sẵn một khoản tiền mặt đủ cho một tháng sinh hoạt đầu tiên

Trước khi sang Nhật, các bạn nên đổi tiền Yên sẵn một khoản để tiêu dần trong một tháng đầu từ 5 man đến 8 man là vừa đủ (tương đương 10 triệu VNĐ trở lên tùy tỷ giá).

Đây là tháng tốn khá nhiều khoản phí nhất vì hầu như ai cũng phải sắm lại từ đầu các vật dụng cần thiết tại nơi ở mới, từ nồi niêu xoong chảo cho đến nồi cơm điện. Đồng thời, đây cũng là khoảng thời gian “thất nghiệp” nên việc chi tiêu không có kế hoạch sẽ khiến bạn khốn đốn. Tuy nhiên, các bạn có thể hỏi mua lại đồ dùng sinh hoạt cũ của những người đã ở trước đó với giá rẻ hoặc mua lại đồ dùng từ các tiệm “đồ cũ” thì sẽ đỡ tốn khá nhiều trong khoản bếp núc này.

Ngoài ra, giá Yên thường xuyên biến động không ngừng trong khoảng thời gian từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 4 hoặc cuối tháng 9 đến cuối tháng 10 do đây là thời điểm các bạn học sinh sinh viên chuẩn bị sang Nhật du học cũng như nhu cầu đi chơi, mua sắm của mọi người từ khắp bốn phương đổ xô về Nhật Bản. Nên khi bạn đã chắc chắn được thời gian qua Nhật du học thì nên tranh thủ đi đổi tiền từ tháng 2 để tránh đồng Yên tăng giá đột ngột và làm ví tiền của bạn nhanh “thủng” nhé!

 

2. Chuẩn bị thức ăn khô từ Việt Nam sang

Theo ý kiến chủ quan, các bạn sẽ khó có thể nấu ăn để hợp với khẩu vị người Việt ngay lúc mới qua với các loại gia vị ở bên Nhật, vì các loại như hạt nêm, tiêu, mắm,… sẽ không có sẵn hoặc nếu có sẽ khó có giá hợp ví tiền, nên tốt nhất các bạn nên chuẩn bị cho mình kha khá các loại gia vị dùng để nêm nếm hằng ngày, kèm theo các loại thức ăn khô như mì gói, hủ tiếu khô, phở khô,… để tránh phải đi ăn ngoài và tốn một khoản tiền ăn khá lớn.

 

3. Làm thẻ lưu trú và xin giấy cấp phép làm thêm tại sân bay Nhật

Khi bạn vừa tới sân bay Nhật Bản, sẽ có một quầy làm thủ tục cấp thẻ lưu trú. Bạn cứ theo hướng dẫn của nhân viên tại sân bay.

Tuy nhiên, đối với những bạn vừa mới qua, thường sẽ hay bỏ qua giấy xin cấp phép làm thêm ngay tại sân bay Nhật. Có được con dấu chứng nhận cấp phép làm thêm thì bạn mới được phép đi làm thêm tại xứ sở Hoa anh đào. Nếu các bạn không chuẩn bị trước khi qua đến sân bay Nhật, thì các bạn phải tốn thời gian đi lại tới Ủy ban Nhân dân nơi bạn ở (市役所) để xin con dấu này khoảng một tuần làm việc và phí đi lại khá tốn kém.

 

4. Làm thẻ tín dụng (Credit Card) và thẻ ngân hàng

Sống tại Nhật bạn không thể không có cho mình một tấm thẻ tín dụng, vì học sinh đi du học thuộc dạng tạm trú nên một số nơi sẽ đòi hỏi có thẻ tín dụng để thanh toán như: thuê nhà, mua điện thoại – cước điện thoại, mua hàng qua mạng …

Nếu bạn không có điều kiện để mở thẻ tín dụng tại Việt Nam thì có thể mở thẻ tại Nhật (có thể có phát sinh phí) và mất khoảng 2 tuần để có được thẻ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chờ đến ngày trường của bạn tổ chức ngày hội bán sim rẻ cho sinh viên để mua nếu không gấp.

Ngoài ra, bạn cũng cần mở thẻ ngân hàng nội địa tại Nhật dùng cho công việc chuyển lương khi bạn đi làm thêm. Thẻ ngân hang Yucho là một gợi ý. Bạn có thể đến ngân hàng Yucho gần nhất để nhờ nhân viên tạo cho mình một cái thể dùng để chuyển tiền. Thủ tục ban đầu hoàn toàn không mất phí.

Tuy nhiên, một số bạn sẽ có xu hướng làm nhiều thẻ ngân hàng để được chuyển khoản lương về nhiều tài khoản khác nhau, thì ngân hàng Tokyo – Mitsubishi là gợi ý tiếp theo. Thủ tục mở thẻ ngân hàng bưu điện Yucho khá đơn giản, nhưng mở thẻ ở UFJ thì đòi hỏi bạn có số điện thoại tại Nhật. (Hình ảnh và thông tin chưa được cập nhật. Hiện nay đã chuyển thành ngân hàng MUFJ)

bình luận

ページトップに戻る