Khi nhiệt độ tăng lên, số lượng người đột quỵ do nhiệt ((熱中症) sẽ dần dần tăng lên. Khi bị say nắng bạn thường sẽ có những hiện tượng như đau đầu, chóng mặt và buồn nôn. Cũng có những trường hợp dẫn đến tử vong.
Nội dung bài viết
1. Chú ý khi đi ra ngoài
Khi ra ngoài vào một ngày trời nóng, hãy chú ý mặc những trang phục mát mẻ, dễ thoát mồ hôi. Và đặc biệt phải đội mũ hoặc sử dụng ô che nắng. Ngay cả khi bạn không khát nước hãy vẫn uống nước để cung cấp đủ nước cho cơ thể, đặc biệt khi cơ thể ra nhiều mồ hôi phải dùng khăn để lau mồ hôi đi tránh dẫn đến cảm lạnh.
2. Chú ý cả khi ở trong nhà
Khi nhiệt độ và độ ẩm cao thì ở nhà cũng có thể bị đột quỵ do nóng. Có dữ liệu thống kê rằng, có đến 80% số người chết vì bệnh đột quỵ do nóng khi ở nhà. Khi bạn ở nhà, hãy làm mát không khí trong nhà bằng điều hòa không khí và quạt điện. Hãy sử dụng rèm cửa và tấm chắn cửa sổ cửa làm giảm độ nóng từ bên ngoài tác động vào trong phòng.
3. Khi bị say nắng, cảm nắng thì nên làm gì
Khi có những người đã có những triệu chứng giống như say nắng thì hãy đưa họ đến một nơi mát mẻ để nghỉ ngơi ngay lập tức. Hơn thế nữa, hãy làm mát cổ và nách của họ bằng những vật lạnh, sử dụng quạt giấy để làm mát cơ thể. Sau đó hãy cho họ uống nước, từng chút từng chút một. Trong trường hợp khi gọi tên hoặc hỏi không thấy trả lời thì ngay lập tức phải đưa đến bệnh viện gần nhất.
4. Người già và trẻ em phải thật sự cẩn thận
Vì trẻ em có chiều cao thấp hơn người lớn, nên sẽ gần với mặt đất nóng nhất, chính vì điều đó trẻ em sẽ cảm thấy nóng hơn khoảng 3 ℃ so với người lớn. Hơn nữa những em bé nằm trên xe đẩy sẽ có cảm giác nóng hơn nữa vì cực kỳ gần với mặt đất.
Đối với người cao tuổi, họ khó để có cảm giác khát nước ở trong cổ họng, vì vậy đôi khi họ cũng không uống nước mặc dù nước ở trong cơ thể đã cạn. Chính vì vậy, ngay cả khi trẻ em hoặc người cao tuổi nói rằng họ không muốn uống nước, thì vẫn nên yêu cầu họ uống để cung cấp đủ nước cho cơ thể, tránh bị mất nước gây đọt quỵ do nhiệt.
5. Thời điểm và nhiệt độ dễ gây ra chứng đột quỵ do nhiệt
Theo phòng cứu hỏa Tokyo, khi nhiệt độ lên trên 28 ℃, số lượng người phải vào viện do đột quy bởi nhiệt sẽ tăng lên. Ngay cả khi nhiệt độ ở mức 25 ℃, nếu độ ẩm cao cũng sẽ dẫn đến hiện tượng này. 25% số người được đưa vào cấp cứu ở bệnh viện là vào khoảng nửa đêm và sáng. Ngay cả đêm và sáng nếu nhiệt độ không giảm nhiều thì vẫn nên sử dụng điều hòa không khí hoặc quạt điện.
6. Thường xuyên xem dự báo thời tiết
Cơ quan khí tượng Nhật Bản sẽ đưa ra những bản tin “thông tin cảnh báo nhiệt độ cao” khi nhiệt độ tăng cao để người dân có thể lưu ý và có những biện pháp đối phó với cơn nóng hợp lý. Hãy thường xuyên xem thông tin về thời tiết ở tivi hoặc internet để có thể có những biện pháp phòng tránh đột quỵ do say nắng, cảm nắng trong mùa hè này.
Theo NHK
bình luận