Tìm hiểu sự khác nhau giữa đền và chùa ở Nhật Bản

Đền chùa là hình ảnh thường bắt gặp ở các địa phương trên mọi miền của Nhật Bản. Dù không có quá nhiều dịp để vãn cảnh đền chùa nhưng tới thăm đền chùa vào những ngày như đầu năm mới cùng với người thân, bạn bè là văn hoá của người Nhật.

Đền và chùa đều là những nơi vô cùng thiêng liêng, thần thánh. Vậy đối với người Nhật người ta phân biệt giữa đền và chùa như thế nào?

 

Cách nhìn độc đáo về tôn giáo của người Nhật

Ở Nhật Giáng sinh, lễ Tình nhân, gần đây còn có ngày lễ hoá trang Halloween… đều là những dịp mà mọi người vô cùng hân hoan đón chào. Tuy nhiên cũng không thể không kể đến Tết Dương lịch, ngày hội ném đậu Setsubun… những ngày mang tính chất truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác.

Cảm nhận bốn mùa Nhật Bản: Ngày hội ném đậu Setsubun (3/2)

Có khá nhiều các trường mẫu giáo, trường học theo đạo Thiên Chúa giáo, Phật giáo ở Nhật. Nhiều người Nhật theo học những trường học khác với tôn giáo của chính mình. Ngoài ra, việc tổ chức hôn lễ theo phong cách Thiên Chúa giáo ở các nhà thờ là điều không hề hiếm.

Nghi thức tại nhà thờ ở lễ cưới Nhật Bản

Tuy có người rất sùng bái tôn giáo của mình nhưng cũng có người không quá câu nệ trong vấn đề tôn giáo. Họ chỉ đơn giản là muốn tham gia một cách vui vẻ vào các nghi thức. Không những thế còn có người tin vào những tôn giáo khác nhau và hành xử một cách linh hoạt theo từng tôn giáo.

Có thể nói trên đây là những điểm khác biệt trong cách nhìn của người Nhật về vấn đề tôn giáo.

 

Đền ở Nhật

Đền được dựa trên đạo Shinto là một tín ngưỡng của dân tộc Nhật Bản. Người ta tin rằng đền là nơi có sự tồn tại của thần thánh. Theo đạo Shinto thì vạn vật trên thế gian đều có một vị thần tương ứng. Thần thánh thì không tồn tại ở hình dạng như các tượng mà là đối tượng không nhìn thấy được. Người Nhật ý thức mạnh mẽ rằng các vị thần sẽ bảo vệ cho bộ tộc, xóm làng và vô cùng thân thiết đối với cuộc sống hàng ngày của con người.

Điểm đặc trưng có thể nhìn thấy ở các đền là sự có mặt của Linh Mục (神主 – Kannushi), Miko (巫女 – thiếu nữ phục vụ trong đền), cổng Torii (鳥居 – các cánh cổng được sơn đỏ), thánh điện (社殿 – shaden), sando (参道 – con đường dẫn đến miếu).

Atsuta-jingu – ngôi đền thiêng của thành phố Nagoya

 

Chùa ở Nhật

Cũng giống với chùa ở Việt Nam, chùa ở Nhật cũng là nơi thuộc về Phật giáo. Trước đây nó được bắt đầu là nơi tiến hành các nghi thức của các tăng lữ. Sau đó với sự có mặt của các tượng Phật người ta xây dựng nên các Phật đường và là nơi dành cho những người tin vào Phật giáo.

Ở chùa thường có các tăng lữ, nữ tu. Đây là nơi tiến hành đọc Kinh thánh của Phật giáo, tổ chức tang lễ. Trong khuôn viên của chùa có hình thức mua bán và quản lí đất để xây mộ cho người đã mất.

Chùa Vàng Kinkaku-ji ngủ trong tuyết

 

Ngày Tết nên đi vãn cảnh đền hay chùa?

Ở Nhật vào những ngày thường, họ ít khi đến đền hoặc chùa. Tuy nhiên dịp đầu năm mới cũng giống người Việt Nam người Nhật thường tới những chốn linh thiêng này.

Vậy thì vào những ngày đầu năm mới, đi thăm đền hay chùa mới là đúng? Câu trả lời là cả 2 đều được. Theo thông lệ người ta có thể đến chùa để thăm mộ của tổ tiên hoặc tới tế lễ vị thần ở gần nơi mình đang sinh sống. Đó là tục lệ từ ngày xưa. Tuy nhiên gần đây người Nhật có thể đi tới ngôi đền, chùa nào mà mình muốn đi không quan trọng phải gần nơi mình ở.

Goshuin – nét văn hoá ở các đền chùa Nhật Bản

Nami (LOCOBEE)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る