Sợ ăn trưa cùng đồng nghiệp – lý do bỏ việc của 60% nhân viên người Nhật

Rối loạn tiêu hoá là triệu chứng do nguyên nhân từ bên trong cơ thể hoặc áp lực bên ngoài dẫn đến hiện tượng chán ăn hoặc ngược lại là ăn quá nhiều. Theo các chuyên gia Nhật Bản trên toàn quốc có đến vài chục nghìn người đang mắc chứng rối loạn tiêu hoá này.

Văn hoá công sở tại các doanh nghiệp Nhật Bản 

 

Hiệp hội Rối loạn ăn uống của Nhật đã tiến hành thực hiện một cuộc khảo sát qua mạng internet và nhận được câu trả lời của 298 là bệnh nhân của chứng rối loạn tiêu hoá, có độ tuổi từ 10 đến 69 tuổi.

Theo kết quả của cuộc khảo sát, có 72.6% số người trả lời rằng họ bị rối loạn tiêu hoá nhưng vẫn đi làm. Lý do là vì ăn quá nhiều nên chi phí cho ăn uống tốn kém, hay trước khi điều trị thì cần phải đi làm để có tiền trang trải cuộc sống hoặc chi phí đi khám bệnh.

 

Bên cạnh đó có 79,9% người do bị chứng rối loạn tiêu hoá khi làm việc cũng cảm  thấy bị khó khăn hơn. Ngoài ra có hơn nửa số người cho rằng việc ăn uống ở văn phòng là một gánh nặng rất lớn vì một số lý do như khi bị chứng chán ăn gần như không thể ăn được gì nhưng đồng nghiệp lại rủ đi ăn trưa cùng hay sợ bị phát chứng ăn quá nhiều nên đã tránh ăn trưa nhưng lại bị rủ đi ăn nên rất khó từ chối…

Bên cạnh đó, trong số những bệnh nhân đã từng có kinh nghiệm làm việc thì có 58,2% người cho biết là chứng rối loạn tiêu hoá bị tiến triển theo chiều hướng xấu vì phải đi ăn cùng đồng nghiệp nên đã từng nghỉ việc. Cân bằng giữa việc điều trị và công việc là vấn đề nan giải đối với họ.

Một chuyên gia của Hiệp hội Rối loạn ăn uống cho biết vì cố gắng quá sức khi muốn hoà đồng với mọi người xung quanh trong việc ăn uống khi được mời đã có nhiều trường hợp phải nhập viện. Chính vì vậy, việc trao đổi với công ty, thực hiện ăn một mình, không ép buộc tham gia các buổi tiệc tùng là một số những điều hết sức quan trọng. Việc hoà nhập cộng đồng trở lại cần được quan tâm. Do đó, các công ty cần phải có những hỗ trợ để người bệnh có thể vừa điều trị vừa có thể làm việc…

Văn hoá công sở tại các doanh nghiệp Nhật Bản 

 

Theo NHK

bình luận

ページトップに戻る