Quá tải du lịch (オーバーツーリズム) trở thành một từ khoá khá quen thuộc khi mà nhu cầu du lịch của con người tăng cao. Sự quá tải này có thể làm mất đi vẻ đẹp ban đầu của những điểm thăm quan. Kyoto là một trong những thành phố đang phải đối mặt với nguy cơ này.
Người dân không thể bắt được xe buýt
Hàng năm Kyoto đón trên 50 triệu lượt người tới thăm quan. Ở khắp mọi nơi cảnh tượng đập vào mắt là những hàng dài du khách đợi xe buýt. Một người phụ nữ sinh sống tại đây cho biết: có những khi đông đến nỗi không lên được xe buýt. Thông thường phải đợi 1 đến 2 chuyến mới có thể lên được xe buýt. Một cư dân khác cho biết: khu vực này kiếm sống bằng nghề cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch. Tuy không thể nói là mong du khách đừng tới tuy nhiên nhìn thực trạng có thể thấy khá nhiều thiệt hại đang xảy ra.
Thực trạng nghỉ lại tại nhà dân tăng lên kéo theo tình trạng khu dân cư trở nên ồn ào cho đến tận đêm khuya là một phàn nàn khác của người dân sinh sống tại đây.
Chính sách 3 phân tán ở Kyoto
Tại Kyoto, tháng 9 năm nay đã thành lập một tổ chức bàn và giải quyết vấn đề quá tải du lịch. Theo tổ chức này chìa khoá ở đây chính là “Phân tán”. Không phải là hạn chế lượng khách du lịch mà phân tán lượng du khách này ra là chính sách nhằm giải quyết vấn đề đông đúc hay ùn tắc.
Phân tán 1: Phân tán thời gian- Du lịch vào buổi sáng
Năm nay, tại di sản thế giới thành Nijo đã tiến hành chính sách mở cửa sớm hơn 1 tiếng đồng hồ nằm phân lượng khách du lịch tới thăm vào mùa hè. Phỏng vấn một đôi bạn trẻ người Mỹ đã đến thăm thành lúc 8 giờ sáng: chúng tôi rất vui vì lúc này thành không quá đông đúc.
Không chỉ thực hiện việc mở cửa sớm hơn, bên trong thành còn tổ chức phục vụ bữa sáng với chế độ phải đặt chỗ trước. Nhiều ngày liên tục lúc nào cũng kín ghế và chiến dịch này đã thành công.
Phân tán 2: Phân tán địa điểm – Khai thác điểm đến mới
Tại Nanbu của Kyoto có đền thờ Fushimi Inari Taisha vô cùng nổi tiếng. Đây cũng là địa điểm luôn trong tình trạng đông đúc. Chính sách phân tán 2 ra đời nhằm thu hút khách du lịch đến thăm quan cả những nơi khác. Kế hoạch này thực hiện các tour du lịch trong đó giới thiệu đến Hầm rượu Fushimi, một địa điểm chưa được nhiều người biết đến. Tại tour này cho phép khách du lịch có thể vào thăm quan và trải nghiệm nếm thử rượu có tại hầm.
Du khách nước ngoài có mặt tại tour này cho biết họ rất vui vì đây là một trải nghiệm hoàn toàn mới và khác với việc du lịch tại khu trung tâm. Thêm vào đó là họ đã không phải đối mặt với sự đông đúc là lý do khiến họ vô cùng hài lòng.
Phân tán 3: Phân tán mùa – Không chỉ có hoa anh đào hay lá đỏ
Thời điểm Kyoto đông khách du lịch nhất là vào mùa hoa anh đào và mùa lá đỏ. Nhằm phân tán du khách khỏi hai mùa cao điểm này, tổ chức đã thực hiện một ý tưởng mới mang tên Aoi Momiji – ngắm lá xanh.
Vào thời điểm đầu mùa hè, khi mà cây cối được bao trùm bởi màu xanh mới tràn đầy sức sống. Tổ chức này cho thu hút khách du lịch bằng thông điệp “Vẻ đẹp không chỉ có ở mùa xuân và mùa thu”. Chiến dịch này được hiển thị một cách tích cực tại hầu hết các thông tin truyền thông và đang ngày càng được nhiều du khách biết tới.
Tương lai Nhật Bản và hiện trạng quá tải du lịch [/su_heading]
Nhật Bản đang tăng cường gia tăng các hoạt động thu hút khách du lịch. Hướng tới Đại hội thể thao Olympic, Paralympic năm 2020, dự định số lượng khách du lịch nước ngoài sẽ tăng lên hơn 1 triệu người nhằm đạt tới con số 4 triệu lượt khách du lịch. Số lượng khách du lịch càng cao thì khả năng kì vọng về sự phát triển kinh tế của vùng, miền và cả đất nước càng lớn. Tuy nhiên nếu không có những phương pháp phòng chống hợp lý mối đe doạ về quá tải du lịch sẽ là một vấn đề lớn.
Nguồn: NHK
bình luận