Trong bài viết này, hãy cùng LocoBee tìm hiểu về tác động của đồng yên yếu đến sức hút nhân lực nước ngoài của Nhật Bản.
Nội dung bài viết
Sức hút lao động nước ngoài giảm do đồng yên yếu
Với sự mất giá kỷ lục của đồng yên, ngày càng nhiều người lao động nước ngoài bắt đầu có suy nghĩ không muốn làm việc ở Nhật Bản nữa, một đất nước mà họ không thể kiếm được nhiều tiền. Trong cộng đồng lao động người Việt Nam nói riêng, động lực làm việc đã suy giảm rõ rệt. Khi dân số tiếp tục giảm, liệu Nhật Bản có tiếp tục là quốc gia được lựa chọn của lao động nước ngoài nữa không?
Thông tin chi tiết về chính sách giảm thuế cố định 40.000 yên ở Nhật
Số người trả lời rằng : “Tôi muốn làm việc ở Nhật Bản” giảm mạnh 5,8% sau 2 năm.
Theo một cuộc khảo sát do Mynavi Global, một công ty nhân sự tuyển dụng người nước ngoài thực hiện, từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2024 thì 91,0% người nước ngoài sống ở Nhật Bản trả lời “muốn làm việc ở Nhật Bản ngay cả sau thời gian lưu trú”. So với năm 2023, mức này giảm 5,8%. Mặt khác, số người trả lời “không muốn làm việc tại Nhật” đã tăng từ 1,6% lên 5,7% trong 2 năm qua.
Mặc dù số lượng lao động nước ngoài đạt mức cao kỷ lục mới là 2,04 triệu người tính đến cuối tháng 10 năm 2023, nhưng kỳ vọng làm việc tại Nhật Bản đang giảm dần, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo nguồn nhân lực trong tương lai.
Người Việt muốn tìm việc lương cao hơn
Đặc biệt, trong số người Việt Nam, quốc gia chiếm số lượng người trả lời nhiều nhất theo quốc tịch, số người muốn làm việc tại Nhật đã giảm 12,1% xuống còn 85,9% trong 2 năm qua. Nhu cầu về lương của người lao động Việt Nam ngày càng tăng khi đất nước họ phát triển kinh tế. Các quan chức tại các công ty nhân sự chỉ ra rằng khi đồng yên tiếp tục suy yếu, các trường hợp không ký kết hợp đồng với các công ty Nhật Bản ngày càng nhiều.
Theo thống kê việc làm nước ngoài công bố năm 2023, số lượng lao động Việt Nam tăng 12,1% so với năm 2022. Mặc dù con số này đang gia tăng sau sự trì trệ do đại dịch COVID – 19 gây ra, nhưng tốc độ tăng chỉ bằng một nửa so với năm 2019 trước đại dịch.
Mặt khác, 94,4% lao động người Indonesia trả lời “muốn làm việc tại Nhật” và 97,0% lao động Myanmar cũng nói rằng họ muốn làm việc tại Nhật. Lý do có lẽ là vì khoảng cách lương giữa quê hương họ và Nhật Bản vẫn còn cao. Năm ngoái, số lượng người Indonesia làm việc tại Nhật Bản tăng 56,0% so với năm trước và số lượng công dân Myanmar tăng 49,9%, cho thấy mức tăng trưởng cao.
Khi được hỏi về lý do, “đồng yên yếu” là lý do phổ biến nhất dẫn đến việc không muốn làm việc với 38,5%. Ngoài ra, 30,8% trả lời là do “môi trường làm việc ” chẳng hạn như thời gian làm việc dài và 25,0% trả lời rằng “tôi muốn sống cùng gia đình ở quê nhà.”
Tokutei visa có phải là “cứu cánh” của chính phủ?
Theo hệ thống hiện tại, người lao động nước ngoài làm việc tại Nhật Bản được phép mang theo vợ/chồng và con cái nếu họ có chứng chỉ “Lao động kỹ năng đặc định số 2”. Mặc dù có nhiều rào cản để đạt được nó nhưng tỷ lệ người mong muốn nó vẫn cao ở mức 63,6%.
Trong bối cảnh tỷ lệ sinh giảm và dân số già đi, dân số lao động Nhật Bản tiếp tục giảm và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) dự đoán sẽ thiếu 420.000 lao động nước ngoài vào năm 2040. Một thách thức khác là làm thế nào để Nhật Bản trở nên hấp dẫn hơn, để trở thành điểm đến của lao động nước ngoài. Có lẽ vì lý do này, các hệ thống mới như “hệ thống việc làm phát triển” mà Nhật Bản dự kiến sẽ sớm áp dụng.
Ông Yuzuriha Motoki, chủ tịch Mynavi Global, người phân tích kết quả, cho biết: “Ngày càng có nhiều người nước ngoài coi mức lương là điều kiện để lựa chọn việc làm. Sức hấp dẫn của thị trường lao động Nhật Bản đang giảm do đồng yên yếu.” Rõ ràng rằng để tăng số lượng người nước ngoài muốn làm việc tại Nhật Bản, cần phải cải thiện môi trường làm việc, chẳng hạn như tăng số lượng lao động có tay nghề đặc định có thể mang theo gia đình và có các quyền lợi tương tự như thường trú.
“Sức hút của Nhật Bản” so với các nước, khu vực trên thế giới
Để đạt được mục tiêu của chính phủ Nhật Bản, trước tiên cần phải có được nguồn nhân lực nước ngoài có tay nghề cao lựa chọn Nhật Bản. Trong “Bảng xếp hạng nhân tài thế giới 2020” mới nhất (nhắm vào 63 quốc gia và khu vực) được phát hành vào tháng 11 năm 2020 bởi trường kinh doanh Thụy Sĩ “Trung tâm cạnh tranh thế giới IMD”. Xếp hạng này dựa trên
- Mức độ hấp dẫn của một quốc gia đối với nguồn nhân lực cấp cao từ nước ngoài và trong Nhật Bản
- Nguồn nhân lực có tay nghề cao có thể được cung cấp trên thị trường lao động (Sẵn sàng)
- Cần bao nhiêu nỗ lực để phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cao
Nó được đánh giá dựa trên ba điểm: nguồn lực có được đầu tư hay không. Nằm trong top 10 là Thụy Sĩ (năm thứ 4 liên tiếp), tiếp theo là Đan Mạch, Luxembourg, Iceland, Thụy Điển, Áo, Na Uy, Canada, Singapore và Hà Lan.
Nhật Bản đứng thứ 38 và liên tục tụt dốc trong 5 năm qua (thứ 31 năm 2016 và 2017, thứ 29 năm 2018 và thứ 35 năm 2019). Nhìn vào chi tiết đánh giá, Nhật Bản được xếp thứ 27 về (1) quốc gia hấp dẫn, (2) thứ 54 về nguồn cung nhân lực có tay nghề cao và (3) thứ 36 về đầu tư nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cao.
[Kyoto] 3 người Việt bị bắt vì tình nghi ăn trộm dây đồng gần 100 lần ở công trường
Tỉ lệ tuyển dụng công chức tại Nhật vào mùa xuân thấp kỷ lục
Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 10.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!
Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%
Tổng hợp: LocoBee
bình luận