Tại bài viết này, LocoBee sẽ giới thiệu đến các bạn cách gửi EMS ở Nhật về Việt Nam – dịch vụ của bưu điện Nhật Bản. Hãy cùng xem quy trình các bước thực hiện như thế nào nhé!
- Giới thiệu về dịch vụ EMS:
https://www.post.japanpost.jp/int/ems/
- Các bước để sử dụng dịch vụ EMS:
https://www.post.japanpost.jp/int/use/ems.html
Nội dung bài viết
Bước 1: Kiểm tra có gửi được hay không
a. Kiểm tra
LocoBee đã kiểm tra cho các bạn về thông tin này. Bạn hoàn toàn có thể gửi EMS về Việt Nam.
Tuy nhiên nếu bạn muốn gửi đến các quốc gia khác hãy hãy tra xem quốc gia mà bạn muốn gửi có nằm trong danh sách trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ mà bưu điện Nhật Bản đang cung cấp dịch vụ này không nhé.
Kiểm tra quốc gia tại đây: https://www.post.japanpost.jp/int/ems/country/index.html
Ngoài ra bạn còn cần phải kiểm tra xem là hàng của mình có nằm trong danh sách những đồ không thể gửi đi không.
Kiểm tra hàng không nhận tại đây: https://www.post.japanpost.jp/int/use/restriction/index.html
Những mặt hàng này áp dụng trên toàn thế giới:
Ví dụ:
- Các loại bình xịt
- Nước hoa
- Pháo hoa
- Kem chống nắng (có nồng độ cồn trên 24%)
- Sơn móng tay
- Dung dịch dành cho tóc (có nồng độ cồn trên 24%)
- Đồ uống có cồn
- Thuốc lá điện tử
- Pin di động
Trước khi gửi, vui lòng đảm bảo rằng nội dung hàng không có bất kỳ thứ gì không thể gửi được. Sau khi nhận hàng bưu điện sẽ kiểm tra bằng tia X…. Nếu có hàng không gửi được hàng của bạn sẽ bị trả lại.
Một số hàng bị cấm khác:
Vật có giá trị
Vật có giá trị không thể được gửi bằng EMS. Bưu kiện và thư thông thường không phải EMS chỉ có thể được gửi nếu chúng được đăng ký hoặc bảo hiểm, tùy thuộc vào loại hàng. Tuy nhiên, tùy từng quốc gia, bưu điện có thể không gửi được hoặc có thể bị giới hạn số lượng tối đa, vì vậy quý khách vui lòng kiểm tra thông tin theo quốc gia/khu vực. Các mục sau đây được áp dụng cho các vật có giá trị.
- Tiền xu, chứng chỉ ngân hàng, tiền giấy
- Các loại chứng khoán được thanh toán không ghi tên, séc du lịch
- Bạch kim, vàng hoặc bạc, đá quý, đá quý và các vật có giá trị khác đã qua xử lý hoặc chưa qua chế biến
Về hàng nguy hiểm cho đường hàng không
Hàng hóa (hàng nguy hiểm) nằm trong “Quy tắc về hàng nguy hiểm” của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) không được gửi bằng thư quốc tế bất kể loại thư nào và phương tiện vận chuyển.
Hàng nguy hiểm cho đường hàng không là gì?
Là thứ đe dọa sự vận hành an toàn của tàu bay, có thể gây nguy hiểm cho tàu bay, các công trình sân bay, v.v. hoặc có thể gây hại cho sức khỏe của hành khách, thành viên phi hành đoàn, nhân viên làm việc tại sân bay… được pháp luật quy định được gọi là “hàng không hàng nguy hiểm ”.
Ví dụ về các mặt hàng chính của “Hàng hóa Nguy hiểm cho đường Hàng không”
- Túi kairo làm ấm cơ thể dùng một lần (tùy thuộc vào sản phẩm của công ty nào mà có hàng không được gửi đi)
Danh sách kairo của các doanh nghiệp có thể gửi đi:
https://www.post.japanpost.jp/int/use/restriction/heating.html
Hàng hóa nguy hiểm không được chấp nhận dưới dạng thư quốc tế
- Thuốc súng
- Khí ga
- Chất lỏng dễ cháy
- Chất rắn dễ cháy, chất pyrophoric, chất sinh ra khí cháy khi tiếp xúc với nước
- Các chất oxy hóa và peroxit hữu cơ
- Các chất độc hại và lây nhiễm
- Chất phóng xạ
- Chất ăn mòn
- Các chất và vật phẩm độc hại khác bao gồm các chất độc hại đối với môi trường
Ngoài ra, với từng quốc gia gửi đến có các danh sách đồ không nhận khác nhau.
Trong trường hợp là Việt Nam, vui lòng kiểm tra ở link bên dưới:
https://www.post.japanpost.jp/cgi-kokusai/nonmailable_articles.php?cid=208
b. Điền phiếu thông tin
Ảnh Bưu điện Nhật Bản
Hướng dẫn điền phiếu EMS tại đây:
https://www.post.japanpost.jp/int/use/writing/ems.html
Tiếp theo đó bạn soạn phiếu điền thông tin tại đây:
https://www.post.japanpost.jp/int/label.html
Ngoài ra, bạn có thể đến bưu điện để lấy giấy điền thông tin. Tuy nhiên theo Bưu điện Nhật Bản, trong trường hợp viết tay sẽ có nguy cơ bị chậm trễ trong việc thông qua hoặc trả lại sản phẩm tại nước đến. Do đó tốt nhất và hãy truy cập vào đường link bên trên để viết thông tin ngay trên web nhé.
Để soạn thông tin trực tuyến bạn tạo thành viên tại đây:
https://www.post.japanpost.jp/intmypage/whatsmypage.html
(Dù mất công một chút nhưng bạn sẽ có tài khoản và sau này sẽ tiện hơn rất nhiều).
Nếu bạn soạn thông tin phiếu gửi EMS bằng điện thoại:
Vào My Page của bạn để nhập thông tin
* Trong phiên bản dành cho điện thoại thông minh, số lượng mục nội dung có thể được mô tả trong một lần gửi lên đến 60 mục.
↓
Một URL để hiển thị mã 2D sẽ được gửi đến địa chỉ email được chỉ định.
↓
Khi tới bưu điện dùng máy quét mã 2D để đọc mã vạch
Danh sách các bưu điện có máy quét:
↓
In phiếu gửi EMS
- Khi gửi tại bưu điện không có máy quét, vui lòng cho nhân viên bưu cục biết số in (số yêu cầu/お問い合わせ番号)
- Nếu một số in (số yêu cầu/お問い合わせ番号) được hiển thị thay vì mã hai chiều, vui lòng thông báo cho nhân viên bưu điện
- Bạn không thể sao chép một nhãn và sử dụng nó cho nhiều mục thư
Tham khảo cách làm trên điện thoại tại đây:
https://www.post.japanpost.jp/intmypage/howto_sp.html
Nếu bạn soạn thông tin phiếu gửi EMS trên máy tính:
Vào My Page của bạn để nhập thông tin
* Trong phiên bản PC, số lượng nội dung có thể được mô tả trong một lần gửi lên đến 60 mục.
↓
In nhãn ra bằng máy tính của bạn
↓
Tới bưu điện nhận パウチ(một túi chuyên dụng)
↓
Cho phiếu EMS đã in vào túi này và dán lên bưu phẩm của bạn
Tham khảo cách làm trên máy tính tại đây:
https://www.post.japanpost.jp/intmypage/howto.html
Bước 2: Xác định số tiền và số ngày cần thiết để gửi đi
Tại Bước 2 này bạn sẽ sẽ xác định được số tiền mà bạn cần phải thanh toán cũng như số ngày cần thiết để gửi hàng từ Nhật Bản về Việt Nam.
Tại link bên dưới bạn sẽ check các thông tin về món hàng của mình ví dụ như loại hàng gửi đi, khối lượng…
https://www.post.japanpost.jp/cgi-charge/
1. 送るものの種類 – Chọn loại hàng muốn gửi
2. 送るものの重量を選択 – Điền khối lượng
3. 差し出す都道府県を選択 – Chọn tỉnh thành bạn đang ở
4. お届け先の国・地域を選択 – Chọn quốc gia muốn gửi đi
Sau đó bấm chọn 計算結果を表示する
Bạn sẽ ra được một kết quả báo số tiền, số ngày cần thiết để gửi đi như hình sau:
Tiêu chuẩn với EMS sẽ là nặng tối đa 30kg
Xem chi tiết tại đây: https://www.post.japanpost.jp/int/service/i_parcel.html
Bước 3: Gói hàng và kiểm tra các tài liệu cần thiết
Tại bưu điện bạn có thể mua các phong bì chuyên dụng dành cho việc gửi tài liệu tại bưu điện Nhật Bản gần nhà
Kiểm tra tại đây:
https://www.post.japanpost.jp/int/ems/service/package.html
Thuế:
Trong trường hợp bưu phẩm quốc tế bao gồm EMS, không cần khai báo xuất khẩu với hải quan và xin phép các kiện hàng có giá nội dung từ 200.000 yên trở xuống. Sau khi đến bưu cục xử lý thư quốc tế gọi là Bưu điện quốc tế, các công chức hải quan sẽ kiểm tra tại trụ sở chi cục hải quan.
Tham khảo thêm thông tin tại đây:
https://www.post.japanpost.jp/int/use/writing/ems_customs.html
Bước 4: Mang hàng ra bưu điện
Mang hàng tới bưu điện (nhớ mang theo điện thoại để in phiếu hoặc phiếu EMS đã in sẵn).
Ngoài ra, bưu điện còn có dịch vụ nhận hàng miễn phí, hãy liên hệ với bưu điện gần nhà của bạn nếu muốn nhân viên tới lấy hàng nhé.
Bưu điện gần nơi bạn ở, kiểm tra tại đây:
https://www.post.japanpost.jp/office_search/index.html
Hi vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn muốn biết thêm về thông tin gì, hãy gửi bình luận xuống dưới bài viết này để ban biên tập của LocoBee biết để chuẩn bị các bài viết để trả lời các vấn đề mà bạn quan tâm nhé.
Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí!
Cách hẹn nhân viên Yamato đến nhà nhận đồ muốn gửi đi
Các cách làm thủ tục thông báo chuyển nhà với bưu điện Nhật Bản
Theo Bưu điện Nhật Bản
bình luận