Vật dụng cần chuẩn bị cho cuộc sống một mình ở Nhật

Bạn đang chuẩn bị sống 1 mình ở Nhật và phân vân không biết mình cần gì cho cuộc sống mới, chẳng hạn như đồ nội thất, đồ gia dụng và những nhu yếu phẩm hàng ngày? Đừng lo lắng, LocoBee sẽ giúp bạn liệt kê những vật dụng cần thiết. Nếu bạn chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết này trước khi chuyển nhà, bạn có thể bắt đầu cuộc sống độc thân vui vẻ!

 

Những điều cần cân nhắc trước khi sắp xếp “những thứ cần thiết cho việc sống một mình”

kiểm tra

Mọi người đều có lối sống, ngân sách và cách bố trí phòng khác nhau, vì vậy những thứ bạn cần sẽ thay đổi đôi chút. Trước khi lên danh sách các thứ cần thiết cho cuộc sống mới, xin hãy cân nhắc 2 điều sau:

– Quyết định ngân sách

Khi bạn bắt đầu sống một mình, bạn cũng sẽ phải trả phí chuyển nhà và chi phí ban đầu của hợp đồng thuê nhà. Hãy trừ 2 chi phí này từ số tiền bạn đã tiết kiệm được, và sử dụng số tiền còn lại để lập ngân sách cho đồ nội thất và thiết bị.

Để phù hợp với ngân sách của mình, bạn cũng nên mang theo đồ nội thất mà bạn đã sử dụng ở nhà cũ thay vì mua mọi thứ mới hoặc mua đồ cũ trên ứng dụng bán đồ cũ.

– Hình dung cụ thể về lối sống bạn muốn xây dựng

Để tránh mua những thứ không cần thiết, điều quan trọng là phải có hình dung cụ thể về lối sống mà bạn muốn xây dựng. Ví dụ, nếu bạn không tự nấu ăn, chỉ cần chuẩn bị những dụng cụ nhà bếp cần thiết tối thiểu. Hãy tự hỏi mình có thật sự cần món đồ đó không trước khi quyết định mua bất cứ thứ gì.

Nếu bạn có một hình dung cụ thể về kiểu cuộc sống độc thân mà bạn muốn, bạn sẽ có thể giảm bớt những thứ không quá cần thiết một cách tự nhiên.

 

Danh sách những vật dụng tối thiểu cần cho cuộc sống mới của bạn

1. Đồ gia dụng

Hãy chuẩn bị những đồ gia dụng cần thiết tối thiểu để sống một mình. Một số cửa hàng bán lẻ điện máy bán bộ đời mới như “tủ lạnh + máy giặt + lò vi sóng” giá phải chăng, bạn có thể tham khảo để giảm thiểu chi phí.

– Tủ lạnh: Kích thước tủ lạnh bạn nên chuẩn bị là khoảng 140L, phù hợp cho cuộc sống một mình. Nếu bạn tự nấu ăn, bạn có thể chọn loại có dung tích 240 lít trở lên, với kích thước này bạn có thể không cần lo lắng khi mua thực phẩm tích trữ. Nếu bạn hoàn toàn không nấu ăn, một chiếc tủ lạnh nhỏ có một cửa là lựa chọn hoàn hảo để giữ mát đồ uống của bạn.

– Máy giặt: Nếu bạn sống một mình, nên sử dụng máy giặt có khối lượng từ 5 đến 6 kg. Nếu bạn đặt nó bên ngoài chẳng hạn như trên ban công, hãy mua một tấm phủ máy giặt để tránh hư hỏng.

– Lò vi sóng: Đây là một thiết bị gia dụng tiện lợi cho những người sống một mình và không tự nấu ăn, chẳng hạn như dùng để hâm nóng bữa trưa và các món ăn phụ. Ngoài ra, nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian nấu nướng, hãy mua loại lò vi sóng có hiệu suất cao, có thể nướng và luộc.

– Máy hút bụi:Nếu phòng nhỏ, bạn nên sử dụng máy hút bụi gọn nhẹ dạng thanh. Trong trường hợp phòng lát sàn, có thể thay thế bằng cây lau sàn. Ngoài ra, khi bạn chuyển nhà, căn phòng của bạn sẽ bừa bộn do chất và dỡ đồ đạc, vì vậy có một chiếc máy hút bụi sẽ giúp bạn dọn dẹp đỡ vất vả hơn.

– Máy sấy: Máy sấy tóc là vật dụng cần thiết, nhất là với những người có mái tóc dài. Nếu bạn thường sử dụng nó vào ban đêm, bạn nên chú ý đến hàng xóm của mình và chọn một loại máy sấy yên tĩnh.

thiếu điện ở Nhật

Khi mua đồ gia dụng, hãy kiểm tra tần số nguồn

Nếu bạn đang chuyển đến một quận khác với địa chỉ nhà cũ của bạn, hãy kiểm tra tần số điện của khu vực đó trước khi mua các thiết bị điện. Vì tần số nguồn điện ở phía Đông Nhật Bản và phía Tây Nhật Bản là khác nhau nên việc sử dụng các thiết bị gia dụng có tần số nguồn điện không tương thích có thể gây ra sự cố.

Ngoài ra, nếu bạn đã quyết định nơi chuyển đến và đang chuẩn bị mua sắm đồ gia dụng, đừng quên ký hợp đồng điện. Nếu bạn không có hợp đồng với công ty điện lực, bạn có thể không được sử dụng điện vào ngày bạn chuyển đến.

 

2. Chăn ga gối đệm

Hãy chuẩn bị chăn ga gối đệm để bạn không phải ngủ trên sàn trong ngày chuyển đến.

– Giường: Giường đơn hoặc giường đôi nhỏ là tốt nhất cho 1 người. Nếu phòng nhỏ nên chọn loại có ngăn chứa đồ dưới gầm giường. Nếu bạn muốn đặt nệm trực tiếp trên sàn hoặc thảm thì không cần chuẩn bị giường.

– Nệm: Một bộ nệm về cơ bản bao gồm nệm, chăn bông, ga trải giường, gối và vỏ gối. Bạn nên mang theo chăn để chống lạnh và khăn tắm cho mùa hè.

 

3 Vật dụng nhà tắm, đồ vệ sinh cá nhân

Hãy chuẩn bị sẵn mọi thứ bạn cần cho cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như giấy vệ sinh và bàn chải đánh răng.

– Giấy vệ sinh/khăn giấy: Khi bạn sống cùng gia đình trong một thời gian dài, bạn có thể không phải chuẩn bị những thứ này, nhưng khi bạn sống 1 mình thì nó lại trở thành vật dụng thiết yếu. Đặc biệt, giấy vệ sinh có thể cần thiết ngay cả trong quá trình chuyển nhà. Có 2 loại giấy vệ sinh, đơn và kép.

– Khăn tắm/ Khăn lau tay: Nếu bạn sống một mình, hãy cân nhắc mua ít nhất 2 chiếc mỗi loại.

– Thảm trong nhà vệ sinh: Có thể dùng khăn tắm thay thế, nhưng sẽ thoải mái hơn nếu có một tấm thảm riêng. Bạn nên chọn loại hấp thụ nước tốt để sàn nhà không bị ướt.

– Dầu gội: Dầu gội, dầu xả, xà phòng tắm, sữa rửa mặt và các vật dụng khác mà bạn thường sử dụng. Đừng quên kem cạo râu nếu bạn là nam giới.

– Sản phẩm chăm sóc răng miệng: Bàn chải đánh răng và kem đánh răng là bắt buộc. Nếu bạn không có chỗ để cất bàn chải đánh răng trong phòng vệ sinh, thì việc mua 1 hộp đựng bàn chải đánh răng là cần thiết.

 

4 Dụng cụ vệ sinh và giặt giũ

Để giữ cho căn phòng sạch sẽ, việc lau chùi và vệ sinh cũng rất cần thiết. Nếu bạn sống một mình, hãy chuẩn bị tối thiểu những dụng cụ sau:

– Dụng cụ vệ sinh: Chất tẩy rửa cho nhà vệ sinh, phòng tắm và sàn nhà. Bạn cũng sẽ cần 1 ít giẻ lau, cây lau sàn, bàn chải nhà vệ sinh và bồn tắm.

– Sản phẩm giặt là: Cần có bột giặt hoặc nước giặt, nước xả vải, thuốc tẩy (nền oxy/clo) và lưới giặt. Vui lòng chuẩn bị cả kẹp quần áo, móc treo quần áo để phơi đồ. Nếu khoảng cách từ máy giặt đến chỗ phơi đồ xa thì bạn nên chuẩn bị cả giỏ đựng đồ giặt nữa.

– Thùng rác và túi đựng rác: Chuẩn bị bao nhiêu thùng rác tùy theo nhu cầu và túi đựng rác có thể do chính quyền địa phương chỉ định.

máy giặt

Vệ sinh máy giặt như thế nào? Tại sao việc vệ sinh là cần thiết và cách thực hiện

 

5 Dụng cụ nhà bếp

Nếu bạn sống một mình và tự nấu ăn, bạn sẽ cần chuẩn bị vật dụng nhà bếp. Vì có rất nhiều đồ cần chuẩn bị nên bạn nên tới cửa hàng 100 yên để mua cho tiết kiệm.

Dưới đây là danh sách các dụng cụ nhà bếp mà bạn cần để tự nấu ăn.

Nếu bạn muốn chế biến nhiều để ăn dần, hãy mua một cái chảo hoặc nồi lớn:

Chảo (có đường kính từ 20cm trở lên), nồi (đường kính 20cm trở lên), dao làm bếp, thớt, đồ gọt vỏ, kéo nhà bếp, đũa, đồ khui hộp, thìa xúc cơm, thìa múc canh, thìa lật, bát, rây, ly đo lường, thìa đo lường.

Bộ đồ ăn và dao kéo:

Nếu bạn muốn mời mọi người đến nhà, hãy mua ít nhất 2 bộ đĩa và dao nĩa. Dưới đây là 1 số đồ thông dụng cần chuẩn bị

Đĩa phẳng (đường kính khoảng 20-25 cm), đĩa nhỏ, đĩa lớn, bát ăn cơm, bát to, bát súp, cốc thủy tinh, cốc sứ, thìa, muỗng để ăn tráng miệng, nĩa, dao, đũa,

Gia vị:

Cơ bản là bạn chỉ cần các gia vị thông dụng và dầu ăn. Sau đó, bạn có thể chuẩn bị thêm mentsuyu, sốt mayonnaise, sốt cà chua, hạt tiêu và nước dùng dashi tùy thích.

Các gia vị cơ bản là: đường, muối, giấm, xì dầu, tương miso, dầu ăn

Đồ nhà bếp khác:

Để giữ cho nhà bếp của bạn sạch sẽ, bạn sẽ cần chuẩn bị 1 số đồ vệ sinh nhà bếp, hộp đựng và màng bọc thực phẩm (nếu bạn thường xuyên để thức ăn thừa và bảo quản nguyên liệu thừa trong tủ lạnh).

Các đồ vệ sinh cần chuẩn bị: nước rửa chén, miếng bọt biển rửa chén, khăn lau bát đĩa, khăn lau bàn ăn, giỏ đựng bát đĩa để làm khô bát đĩa đã rửa, bàn chải chà

Ngoài ra còn có: giá treo nồi, thùng đựng đồ và bọc thực phẩm

 

6 Bộ dụng cụ sơ cứu

Nếu bạn sống một mình và bị thương hoặc bị bệnh, khi đó thật khó để đi mua thuốc. Do đó, bạn nên luôn chuẩn bị sẵn các vật dụng y tế sau đây.

phòng chống thiên tai

13 vật dụng phòng chống thiên tai cần thiết

Đây chỉ là những vật dụng tối thiểu bạn cần chuẩn bị khi bắt đầu sống một mình, vì vậy khi cuộc sống của bạn đã ổn định sau khi chuyển đến, hãy dần dần mua thêm những thứ bạn cần. Nếu bạn không có thời gian chuẩn bị, bạn có thể mua một bộ sơ cứu có bán trên thị trường.

– Băng urgo cá nhân: Bạn nên giữ nhiều loại băng với các kích cỡ và hình dạng khác nhau để phù hợp với kích thước của vết thương. Nếu bạn có loại không thấm nước, ngay cả khi ngón tay của bạn bị thương, nó sẽ ít cản trở việc rửa và rửa bát đĩa hơn.

– Gạc: Để bảo vệ vết thương. Giống như băng urgo cá nhân, nên chuẩn bị một số loại gạc có kích cỡ khác nhau.

– Sản phẩm khử trùng: Dung dịch sát trùng cũng cần thiết để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào vết thương. Bạn cũng nên mua một ít thuốc phòng trường hợp chấn thương.

– Nhiệt kế: Rất cần thiết khi bạn thấy mình không được khỏe, điều quan trọng là phải đo nhiệt độ của bạn trước. Bạn có thể chọn nhiệt kế phù hợp với bạn, chẳng hạn như loại đo nách, miệng hoặc trán.

– Dụng cụ băng bó: Đối với những vết thương quá lớn không thể phủ băng urgo hoặc băng gạc cố định. Nếu bạn mua cả loại lưới hoặc loại dính, nó sẽ hữu ích trong nhiều trường hợp rắc rối khác nhau.

– Băng y tế: Cần thiết khi cố định gạc, băng. Bạn nên chuẩn bị băng có độ dày khác nhau.

– Thuốc thường dùng: Bạn nên chuẩn bị các loại thuốc mà bạn thường dùng ở nhà như thuốc cảm, thuốc tiêu hóa, thuốc giảm đau bụng kinh, thuốc mỡ, thuốc trị ngứa.

 

7. Những thứ cần thiết hàng ngày khác

bí quyết giữ ấm với rèm cửa

4 mẹo giúp bạn giữ ấm phòng mùa đông với rèm cửa

– Rèm cửa: Nếu không có rèm vào ngày chuyển nhà, bạn sẽ có thể bị nhìn thấy từ bên ngoài, vì vậy hãy cẩn thận. Tùy thuộc vào môi trường của căn phòng, hãy chọn rèm cửa có chức năng như cản sáng và cách âm.

– Đồ cất giữ quần áo: Nếu phòng mới có tủ quần áo, bạn sẽ cần móc treo để treo chúng lên. Ngoài ra, hãy mang theo hộp trang phục để giữ đồ lót, quần áo nhẹ.

– Con dấu cá nhân: Vào ngày chuyển nhà, bạn nên chuẩn bị sẵn con dấu cá nhân vì sẽ có các thủ tục hoàn tất việc chuyển nhà, bật điện, ga. Ngoài ra, nếu bạn đã chỉ định ngày giao hàng cho các mặt hàng mua trực tuyến vào ngày chuyển nhà, việc có con dấu cá nhân của bạn sẽ giúp bạn nhận được các mặt hàng của mình một cách suôn sẻ.

– Dụng cụ gia đình: Những đồ sửa chữa, lắp ráp sẽ cần thiết để lắp ráp đồ nội thất công cụ và sửa chữa thiết bị đơn giản trong phòng. Ít nhất, hãy chuẩn bị một tuốc nơ vít để lắp ráp đồ nội thất khi về nhà mới.

 

Một số đồ nội thất cần thiết

Đồ nội thất cần thiết cho cuộc sống một mình phụ thuộc vào lối sống của người đó. Sau đây là danh sách 1 số đồ nội thất có thể cần thiết đối với bạn.

bàn

– Bàn: Bạn nên mua loại bàn ăn nhỏ nếu bạn muốn ngồi trên ghế, hoặc bàn thấp nếu bạn thích ngồi trên sàn. Nếu phòng của bạn nhỏ, bạn có thể tận dụng không gian hiệu quả bằng cách chọn loại gấp. Ngoài ra, nếu sợ lạnh vào mùa đông, bạn có thể chọn bàn kotatsu.

– Giá để đồ: Dùng làm kệ sách, kệ tivi, tủ đựng đồ trong nhà bếp… Đó là một món đồ nội thất rất linh hoạt.

– Giá treo quần áo: Nếu bạn không thể nhét tất cả quần áo vào tủ của mình, hãy cân nhắc mua một chiếc giá treo quần áo. Nếu bạn lo lắng về bụi, bạn có thể mua loại có nắp đậy.

– Gương soi toàn thân: Món đồ không thể thiếu đối với những người quan tâm đến thời trang và những người đã đi làm cần sự chỉn chu trong diện mạo hàng ngày.

– Ghế Sofa: Nếu bạn muốn thư giãn trong phòng khi xem phim hoặc TV, hãy chuẩn bị thêm một chiếc ghế sofa. Nếu căn phòng mới nhỏ, bạn nên sử dụng giường sofa rất tiện lợi vì cũng có thể được sử dụng làm giường.

 

Những đồ điện gia dụng tiện lợi cần có trong cuộc sống mới của người độc thân

Sau đây là danh sách 1 số đồ gia dụng tiện lợi giúp ích cho cuộc sống 1 mình của bạn.

Vật dụng cần chuẩn bị cho cuộc sống 1 mình ở Nhật

– TV: Sẽ giúp bạn đỡ thấy cô đơn khi sống 1 mình.

– Ấm đun nước điện: Nó rất hữu ích vì bạn có thể đun sôi nước nhanh chóng khi pha trà hoặc pha mì.

– Bàn là: Nếu bạn là người quan tâm đến thời trang hoặc cần mặc vest, sơ mi đi làm, bạn nên chuẩn bị cả bàn là. Nếu không thích loại bàn là thông thường, bạn có thể mua một chiếc bàn là hơi tiện dụng.

– Nồi cơm điện: nồi cơm điện tiện lợi vì bạn có thể dự trữ và giữ ấm cơm. Nếu bạn sống một mình, bạn nên mua loại có kích thước khoảng 3l đến 5l.

– Máy lọc không khí: dành cho những người bị dị ứng và có đường hô hấp yếu. Nó cũng hữu ích nếu chỗ bạn thuê ở gần con phố chính đông đúc.

– Máy sấy nệm futon: Đây là 1 thiết bị gia dụng làm khô nệm futon bằng cách thổi ra luồng khí ấm.

 

Những “bảo bối” khi ở một mình trong cuộc sống mới

Nếu bạn là nữ giới và cảm thấy không an toàn khi ở 1 mình, những dụng cụ sau đây sẽ giúp đỡ bạn.

– Camera giám sát cửa: Nếu bạn đang chuyển đến một nơi ở mới không có giám sát cửa, có thể gây ra cảm giác không an toàn. Bạn nên mua loại Camera giám sát đơn giản mà có thể tự cài đặt.

– Ổ khóa phụ: Có loại được gắn vào cửa sổ, cửa ra vào. Hãy chuẩn bị để giảm nỗi lo bị kẻ trộm nhắm đến.

– Đồ lót nam: Đồ lót nam là sản phẩm có thể dùng làm vật bảo bối cho chị em phụ nữ. Nếu treo quần lót nam cùng đồ giặt, bạn có thể che giấu sự thật rằng mình là phụ nữ sống một mình.

 

Hãy kiểm tra phòng bạn định chuyển đến xem có thiếu đồ gia dụng nào không?

Khay nướng cá trong bếp Nhật

Khay nướng cá trong bếp Nhật

Một số phòng không trang bị điều hòa, đèn.. và bạn cần tự chuẩn bị.

– Điều hòa: Một số phòng không có điều hòa. Hãy chọn một máy điều hòa không khí phù hợp với kích thước của căn phòng và gọi người lắp đặt trước khi chuyển nhà.

– Bếp ga: Nếu bạn không có bếp ga trong ngôi nhà mới của mình, bạn sẽ cần một bếp ga cố định hoặc bếp điện IH. Đối với những người không nấu ăn nhiều, bạn chỉ cần mua loại bếp đơn.

– Đèn: Nếu trần nhà của bạn không có đèn, hãy chuẩn bị trước. Nếu bạn quên nó, bạn sẽ phải trải qua đêm đầu tiên trong bóng tối hoàn toàn.

– Rèm nhà tắm: Nếu bạn có một phòng tắm đơn, bạn nên có rèm tắm giữa khu vực tắm và nhà vệ sinh. Nếu không, mỗi khi bạn đi tắm, không gian nhà vệ sinh sẽ bị ngập và bạn sẽ cảm thấy khó chịu.

 

Vật dụng cần chuẩn bị cho cuộc sống 1 mình ở Nhật

Điều quan trọng là chọn những gì bạn thực sự cần!

Trên đây là danh sách những gì bạn cần chuẩn bị cho cuộc sống mới của bạn. Bạn nên bắt đầu bằng cách lên danh sách mua những thứ thực sự cần thiết trong cuộc sống hàng ngày và sau khi chuyển đến nơi ở mới, nếu thiếu gì bạn có thể chuẩn bị sau. Sống một mình bạn sẽ phải tự trả nhiều chi phí, do đó hãy học cách sống tiết kiệm, tránh lãng phí.

7 chú ý về trang phục của mẹ khi đi nhập học cho con ở Nhật

 

Tổng hợp: LocoBee

bình luận

ページトップに戻る