Tổng hợp về võ đạo của Nhật Bản

Nền văn hoá võ đạo của Nhật Bản gồm nhiều môn khác nhau, mỗi môn lại có mục tiêu, đặc trưng và cách luyện tập khác nhau. Cùng LocoBee tìm hiểu xem đó là những “đạo” nào nhé!

 

Kiếm đạo

kendo kiếm đạo Nhật Bản

Kiếm đạo tiếng Nhật là 剣道, đọc là Kendo. Đây được coi là môn thi đấu sức khoẻ giữa 2 người sử dụng kiếm tre, đồng thời là môn võ thuật rèn luyện tinh thần và thể chất thông qua việc liên tục luyện tập.

Kiếm đạo là trận chiến mà các samurai Nhật Bản giao đấu sử dụng kiếm (kiếm Nhật), là con đường để tìm hiểu vềluật của kiếm, việc học Kiếm đạo có nghĩa là học luật của kiếm. Điều quan trọng là học được tinh thần của samurai đằng sau luật của kiếm, và học cách sử dụng kiếm thông qua quá trình đào tạo nghiêm ngặt. Đây là lí do tại sao mục đích của kiếm đạo được cho là “con đường hình thành con người”.

Kendo – Kiếm đạo Nhật Bản

 

Nhu đạo

judo nhu đạo

Thông qua Judo, người học sẽ nắm được cách sử dụng sức mạnh thể chất và tinh thần một cách hiệu quả nhất, hoàn thiện bản thân và dùng chính bản thân để đóng góp cho sự phát triển của xã hội.Sức hút của JudoNhắc đến Judo người ta sẽ tưởng tượng ra hình ảnh một người quật ngã đối phương bằng tay không. Đương nhiên đó chính là Judo nhưng vốn dĩ Judo là môn võ sử dụng thể lực và trí lực hiệu quả. Người ta nói rằng bằng cách nắm vững kĩ thuật của Judo, ngay cả một người nhỏ bé cũng có thể chiến thắng một người vượt trội về thể chất và sức mạnh. Điều quan trọng trong Judo là phải tôn trọng đối phương, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau để cải thiện bản thân và đối phương.

Judo – Nhu đạo Nhật Bản

 

Không thủ đạo

Karatedo - Không thủ đạo Nhật Bản

Mục đích của việc rèn luyện tinh thần và thể chất trong luyện tập Karate là để tăng cường khả năng vượt qua những thử thách của cuộc sống dù là hữu hình hay vô hình. Áp đảo đối thủ bằng một cú đẩy hoặc một cú đá và thắng hoặc thua trong trận đấu không phải là mục tiêu cuối cùng. Chỉ khi nghệ thuật của tâm trí được hỗ trợ bởi các nghi thức và được tích lũy trên đỉnh cao của kỹ thuật mới có thể được gọi là “Karatedo”.

Karatedo – Không thủ đạo Nhật Bản

 

Cung đạo

kyudo cung đạo Nhật Bản

弓道 là môn võ cổ truyền của Nhật Bản sử dụng cung truyền thống để luyện tập cảm giác bình tĩnh và kiên định thông qua hành động bắn một mũi tên vào mục tiêu. Kyodo không chỉ lí tưởng để rèn luyện thể chất mà còn phù hợp để rèn luyện tinh thần không bị ảnh hưởng bởi những tác động từ bên ngoài. Có nhiều trường phái dựa trên Cung đạo nhưng người ta nói rằng phần lớn những người học bắn cung không thuộc bất kì trường phái cụ thể nào. Môn thể thao bắn cung thu hút sự chú ý của rất nhiều đối tượng từ trẻ em đến người già.

Kyudo – Cung đạo Nhật Bản

 

Hợp khí đạo

aikido võ thuật Nhật Bản

Aikido không có sự cạnh tranh mạnh yếu với đối phương. Mục đích của nó là rèn luyện tâm trí và cơ thể, tích lũy thực hành thông qua các kĩ thuật của chuyển động cơ thể và cách hít thở. Ngoài ra, vì Aikido không cạnh tranh với người khác nên không có thi đấu hoặc các trận đấu tay đôi. Có thể nói, Aikido là môn võ cho phép con người tôn trọng lẫn nhau và học hỏi tinh thần hòa hợp thông qua việc luyện tập lặp đi lặp lại.

Aikido – Hợp khí đạo Nhật Bản

 

Thiếu lâm tự quyền pháp

Shorinji Kempo

Shorinji Kempo tiếng Nhật là 少林寺拳法 (thiếu lâm tự quyền pháp) và là “thực hành tạo nên con người”. Thông qua đào tạo, môn võ này hướng tới mục tiêu phát triển những con người có ích cho xã hội, đồng thời nuôi dưỡng lòng dũng cảm, nhân ái và ý thức công lí. Sự tự tin có được nhờ sức mạnh, lòng tốt và trí tuệ. Với sự tự tin đó, Shorinji Kempo sẽ giúp tạo nên những người biết quan tâm và cổ vũ người xung quanh. Nếu có thêm một người như thế nữa thì xã hội và đất nước sẽ trở nên tươi sáng và hòa bình. Shorinji Kempo đặt mục tiêu phát triển những con người và quốc gia như vậy.

Shorinji Kempo – Thiếu lâm tự quyền pháp Nhật Bản

Bạn có đang tập môn võ đạo nào trong số các môn trên không?

 

Hi vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn muốn biết thêm các thông tin khác, hãy gửi bình luận xuống dưới bài viết này để ban biên tập của LocoBee chuẩn bị các bài viết trả lời cho vấn đề mà bạn quan tâm nhé.

Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí! 

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

 

Tổng hợp: LocoBee

bình luận

ページトップに戻る