Thông tin từ hải quan Nhật Bản về ngăn chặn hàng giả, hàng nhái

Dù dùng với mục đích cá nhân hay mục đích kinh doanh, tất cả các hàng giả, hàng nhái được gửi từ nước ngoài hoặc được mang đến bởi người nước ngoài đến Nhật Bản đều bị cấm.

Luật Nhãn hiệu và Luật Thiết kế được sửa đổi vào tháng 5 năm 2021 đã thể hiện rõ rằng hành vi đưa hàng giả vào Nhật Bản qua đường bưu điện của một nhà kinh doanh ở nước ngoài cấu thành hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và bản quyền thiết kế. Để giải quyết vấn đề này, Luật Hải quan đã được sửa đổi vào tháng 3 năm 2022 nêu rõ hàng giả (hoặc hàng vi phạm quyền nhãn hiệu hoặc bản quyền thiết kế) do các doanh nghiệp nước ngoài đưa vào Nhật Bản qua đường bưu điện sẽ bị cấm nhập khẩu.

 

Hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ là gì?

hàng giả

Hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ như quyền nhãn hiệu, quyền thiết kế, quyền sáng chế và bản quyền và hàng hóa vi phạm Đạo luật phòng chống cạnh tranh không lành mạnh. Hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bị pháp luật cấm nhập khẩu giống như súng ngắn và ma tuý. Nó bao gồm hàng giả được làm giống hàng thật bằng cách bắt chước nhãn hiệu, tên thương hiệu, ký tự, hình dạng sản phẩm…và bao gồm nhiều loại mặt hàng như túi, ví, quần áo, giày dép và vỏ điện thoại thông minh.

 

Nếu mua hàng giả thì sẽ thế nào?

Khi hải quan phát hiện hàng giả – được coi là hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ thì sẽ làm thủ tục xác định hàng đó có thuộc hàng vi phạm sở hữu trí tuệ hay không (thủ tục chứng nhận). Khi tiến hành các thủ tục chứng nhận, hải quan sẽ thông báo bằng văn bản cho tất cả các nhà nhập khẩu/mua hàng rằng các thủ tục chứng nhận sẽ bắt đầu. Ngoài ra, nếu nhà nhập khẩu/mua hàng khẳng định sản phẩm đó không thuộc nhóm hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thủ tục chứng nhận thì họ sẽ phải nộp các tài liệu để chứng minh sự việc đó. Nếu xác định được hàng hóa đó không phải là hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ thì được phép nhập khẩu hàng hóa đó.

 

Nếu hàng hóa được sử dụng cho mục đích cá nhân?

Ngay cả khi hàng hóa được sử dụng cho mục đích cá nhân, nếu hàng hóa được gửi từ các nhà kinh doanh ở nước ngoài là hàng nhái vi phạm quyền thương hiệu hoặc quyền thiết kế, chẳng hạn như hàng hóa được mua tại các trang đặt hàng trực tuyến ở nước ngoài thì chúng không thể được nhập khẩu. Toàn bộ hàng này sẽ bị hải quan tịch thu. Xin lưu ý rằng ngay cả khi bạn mua hàng từ một trang đặt hàng trực tuyến trong nước thì nó vẫn có thể là hàng được gửi trực tiếp từ nước ngoài.

 

Nếu bị tịch thu, có được trả lại tiền không?

Hải quan sẽ không hoàn lại tiền cho bạn. Vui lòng liên hệ với trang đặt hàng – nơi bạn đã mua sản phẩm để được hỗ trợ.

 

Nhà nhập khẩu/mua hàng có bị phạt không?

hải quan

Ngay cả khi các biện pháp trấn áp được tăng cường để đối phó với những sửa đổi gần đây đối với Luật Nhãn hiệu, Luật Thiết kế và Luật Hải quan, nếu nhà nhập khẩu không mua về để kinh doanh thì họ sẽ không bị phạt. Tuy nhiên, hàng giả (hàng vi phạm quyền nhãn hiệu, quyền thiết kế) gửi qua đường bưu điện từ các doanh nghiệp nước ngoài đều không được nhập khẩu. Nếu nhà nhập khẩu mua hàng về để kinh doanh thì vẫn bị phạt.

Hình phạt: Phạt tù đến 10 năm hoặc phạt tiền lên đến 10 triệu yên, hoặc cả hai.

 

Tại sao cần mua hàng chính hãng/hàng đã đăng ký sở hữu trí tuệ?

Hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế, chẳng hạn như làm tổn hại đến lợi nhuận của các công ty sản xuất và bán sản phẩm chân chính. Lợi nhuận thu được từ việc bán hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ trở thành nguồn quỹ cho các tổ chức tội phạm. Bên cạnh đó, hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ chưa được đảm bảo an toàn, có nhiều mặt hàng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, an toàn khi sử dụng như dược phẩm, mỹ phẩm, pin, đồ chơi trẻ em.

 

Khi mua hàng cần chú ý như thế nào?

nhập khẩu

  1. “Giá”: Bạn hãy cẩn thận với các sản phẩm có giá cực kỳ rẻ
  2. “Bảo hành”: Kiểm tra cẩn thận để đảm bảo chất lượng và các hướng dẫn xử lý và nội dung của bảo hành được mô tả chính xác
  3. “Vật liệu và tình trạng”: Kiểm tra kỹ lưỡng sản phẩm từ vật liệu, cách may, điều kiện đóng gói…
  4. “Tin cậy”: Mua hàng từ một cửa hàng mà bạn có thể tin tưởng, có dịch vụ sau bán hàng tốt.

Hải quan Nhật Bản đang kiểm soát hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ 1 cách rất chặt chẽ, gắt gao. Hi vọng bài viết này của LocoBee sẽ có ích cho việc mua sắm của bạn.

10 nhóm mặt hàng nên mua ở Nhật

 

Nguồn: www.customs.go.jp

Tổng hợp: LocoBee

bình luận

ページトップに戻る