Những loại gạo thường gặp ở Nhật và cách bảo quản

Cho dù bạn đang mua gạo Nhật Bản tại siêu thị gần nhà hay trực tuyến, có rất nhiều điều có thể bạn chưa rõ về gạo Nhật Bản. Ở Nhật có những loại gạo nào và cách bảo quản chúng ra sao… cùng tham khảo nhé.

gạo thường gặp ở Nhật và cách bảo quản

6 điều bạn cần biết khi mua sắm ở Nhật

 

6 loại gạo Nhật Bản

Dưới đây là 6 loại gạo phổ biến ở Nhật

Gạo trắng (Haku-Mai, 白米)

Gạo trắng được tạo ra bằng cách loại bỏ lớp vỏ trấu, cám và mầm trên mỗi hạt gạo, chỉ để lại phần nội nhũ. Nó chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, canxi, sắt, vitamin và chất xơ, ngoài chất dinh dưỡng chính là carbohydrate (tinh bột).

gạo thường gặp ở Nhật và cách bảo quản

Nó có ít chất xơ hơn 5 loại khác dưới đây nhưng nó có kết cấu đầy đặn và vị ngọt nhẹ, phù hợp với cá sống như sushi. Cần phải vo gạo dưới vòi nước lạnh vài lần cho đến khi nước đổ đi có màu trong trước khi cho vào nồi nấu. Tuy nhiên, vì nó khá mỏng nên hãy cẩn thận đừng xát mạnh.

Gạo nguyên cám (Haiga-Mai, 胚芽米)

Gạo nguyên cám, còn được gọi là “gạo mầm” đã được xay để loại bỏ lớp cám nhưng ít nhất 80% mầm vẫn còn. Các chất dinh dưỡng như đạm, béo, vitamin, khoáng chất đều tập trung ở phần mầm.

gạo thường gặp ở Nhật và cách bảo quản

Loại gạo này có kết cấu đầy đặn như gạo trắng nhưng có một chút “lõi” là mầm. Nó phù hợp để sử dụng trong cơm nắm Nhật Bản (onigiri). Thời gian nấu nhanh hơn gạo lứt nhưng cũng giống như gạo trắng, nó phải được vo vài lần trước khi nấu.

Gạo nguyên cám có thể được sử dụng cho hầu hết các món ăn, nhưng nó không thích hợp với món sushi.

Gạo lứt (Gen-Mai, 玄米)

Gạo lứt chỉ lấy sạch vỏ trấu, còn nguyên lớp cám và mầm. So với gạo trắng, nó chứa nhiều chất xơ, khoáng chất (như sắt, canxi và magiê), protein và vitamin.

gạo thường gặp ở Nhật và cách bảo quản

Loại gạo này lý tưởng để ăn kèm với món hầm hoặc dùng như cơm nắm. Tuy nhiên, gạo lứt đòi hỏi phải nhai nhiều hơn, vì vậy hầu hết người Nhật có xu hướng không ăn nó hàng ngày. Gạo lứt có một phần nào đó yếu tố tiện lợi vì bạn không cần phải rửa trước khi hấp. Tuy nhiên, gạo sẽ hết hạn sử dụng nhanh hơn nhiều so với gạo trắng vì lớp cám dầu có thể bị thối rữa. Vì vậy, bạn chỉ nên mua nếu có ý định nấu sớm.

Gạo lứt nảy mầm (Hatsuga-Genmai, 発芽玄米)

Gạo lứt nảy mầm (GBR) được làm bằng gạo lứt hơi nảy mầm. Gạo cho ra cơm ít dai và mềm hơn gạo lứt thường. Trẻ em có nhiều khả năng ăn nó hơn và cũng được hưởng lợi từ những lợi ích dinh dưỡng của nó. Nó rất giàu kali, canxi và chất xơ. Nó cũng có axit gamma-aminobutyric (GABA), một chất dẫn truyền thần kinh được biết đến với tác dụng chống căng thẳng.

GBR có thể được nấu tại nhà bằng cách ngâm gạo trong 4–20 giờ trong nước 30–40 độ C (hoặc lâu hơn ở nhiệt độ thấp hơn). Thay nước vài lần nếu có mùi và rửa sạch trước khi nấu. Điều này kích thích sự nảy mầm, kích hoạt các enzym.
Ở Nhật Bản, từ năm 1995, GBR đã được bán sẵn với giá cao hơn gạo thường.

Gạo trộn ngũ cốc (Zakkoku-Mai, 雑穀米)

Gạo hỗn hợp có một lượng nhỏ các loại ngũ cốc và hạt khác được trộn vào nó trước khi nấu. Chúng có thể bao gồm gạo lứt, hạt kê, lúa mạch nếp giúp bổ sung chất dinh dưỡng, chất xơ và một chút hương vị. Loại ngũ cốc được trộn khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất và sản phẩm, vì vậy hãy chọn tùy theo chất dinh dưỡng bạn muốn thêm và hương vị bạn thích.

gạo thường gặp ở Nhật và cách bảo quản

Bạn có thể nấu loại gạo này trong nồi cơm điện như bình thường. Hỗn hợp được bán dưới dạng gói tiện lợi vừa đủ để để thêm vào 2 đến 3 chén cơm trắng. Đơn giản chỉ cần cho túi gạo hỗn hợp này vào trong gạo trắng, vo lên và nấu như bình thường là được.

Gạo lúa mạch (Mugi-Gohan, 麦ごはん)

Ngày xưa ở Nhật, gạo trắng đắt hơn và chỉ những người giàu có mới có thể ăn chúng thường xuyên. Những người có điều kiện kém hơn trộn gạo với các loại ngũ cốc khác kể cả lúa mạch. Tuy nhiên, hóa ra điều này đã làm tăng đáng kể giá trị dinh dưỡng của cơm cũng như có thể đóng vai trò như một bữa ăn hoàn chỉnh.

Gạo lúa mạch được làm bằng cách trộn gạo trắng với lúa mạch và nấu bằng phương pháp nồi cơm điện thông thường. Kết quả là cơm không dẻo như gạo trắng và có mùi thơm độc đáo. Lúa mạch có một lượng đáng kể chất xơ hòa tan, có lợi cho sức khỏe như giảm cholesterol, giảm nguy cơ bệnh tim và cải thiện sức khỏe đường ruột. Không giống như một số loại ngũ cốc, ngay cả sau khi xay lúa mạch, nó vẫn giữ gần như tất cả chất xơ. Lúa mạch cũng có hàm lượng protein, vitamin và khoáng chất tương đối cao.

Tỷ lệ trộn rất đa dạng nhưng nhiều công ty áp dụng 3 phần gạo và một phần lúa mạch.

Gạo nếp (Mochi gome, もち米)

Gạo dẻo hơn so với các loại gạo khác của Nhật khi được nấu chín. Gạo nếp được sử dụng để làm bánh gạo, sekihan – xôi nếp đậu đỏ hoặc Okowa (xôi kiểu Nhật).

gạo thường gặp ở Nhật và cách bảo quản

3 quán cà phê nổi tiếng về đồ ngọt ở Asakusa

 

Mua gạo ở Nhật Bản

Gạo thường được bán theo kg và bạn có thể tìm thấy gạo này ở hầu hết các siêu thị Nhật Bản. Bạn cũng có thể tìm thấy số lượng ít hơn ở một số cửa hàng tiện lợi ở Nhật Bản nếu bạn không định nấu cơm thường xuyên. Nếu bạn không thể mang một bao gạo lớn về nhà, bạn có thể mua online để được mang đến tận nhà.

gạo thường gặp ở Nhật và cách bảo quản

Một lựa chọn khác để mua gạo Nhật Bản là ghé thăm một cửa hàng gạo độc lập thỉnh thoảng có thể được tìm thấy ở các đường phố của thành phố Nhật Bản hoặc được thiết lập như một hợp tác nông nghiệp trong các cộng đồng nông nghiệp. Lợi ích của việc này là bạn có thể mua gạo với giá phải chăng hơn, bạn có thể tùy chỉnh mức độ đánh bóng của gạo mà bạn muốn, và gạo sẽ có mùi vị tươi ngon hơn nhiều so với gạo có sẵn trong siêu thị.

 

Cách bảo quản gạo Nhật Bản

Thời gian bảo quản gạo phụ thuộc vào khí hậu, nhiệt độ và phương pháp bảo quản. Theo nguyên tắc chung, gạo nên để dài khoảng 1 tháng vào mùa xuân, khoảng 3 tuần trong mùa mưa ẩm và mùa hè và khoảng 2 tháng vào mùa đông.

Khi cất giữ gạo nên để ở nơi thoáng mát, khô ráo, không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Một số người Nhật giữ nó trong tủ lạnh – đặc biệt là trong những tháng mùa hè. Tuy nhiên, lưu ý gạo hút mùi nên đậy kín, không đựng chung với các loại thực phẩm khác.

gạo thường gặp ở Nhật và cách bảo quản

Mặc dù có thể là tiện nếu bạn để luôn gạo ở túi đựng sau khi cắt nhưng tốt nhất bạn nên cho gạo vào thùng bảo quản chuyên dụng để tránh côn trùng. Ở Nhật có một loại sản phẩm hình quả ớt gọi là 米唐番 bạn có thể mua về bỏ vào thùng gạo. Nó sẽ giúp côn trùng tránh xa thùng gạo của bạn đó.

 

Sau khi đọc hướng dẫn này, bây giờ bạn đã biết nhiều hơn về gạo Nhật Bản rồi đúng không nào. Bạn đang dùng loại gạo nào cho các bữa ăn hàng ngày?

thành viên LocoBee

Hi vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn muốn biết thêm về thông tin gì, hãy gửi bình luận xuống dưới bài viết này để ban biên tập của LocoBee biết để chuẩn bị các bài viết để trả lời các vấn đề mà bạn quan tâm nhé.

Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

Khám phá thế giới bánh gạo Nhật Bản – Senbei

 

Tổng hợp LocoBee

bình luận

ページトップに戻る