Ý thức bình đẳng và chỉ số khoảng cách giới tính tại các công ty Nhật

Nhật Bản là đất nước có khoảng cách giới giữa nam và nữ trong công ty/doanh nghiệp thuộc hàng cao nhất.

 

Ví dụ thực tế

năng lực tiếng Anh của người Nhật
Ảnh minh hoạ

Cô Naoe Oda (46 tuổi) sống ở Osaka. Sau khi tốt nghiệp đại học, cô làm việc tại chuỗi cửa hàng bánh hamburger khá lớn. Sau đó, cô đã tham gia vào việc thành lập các công ty mạo hiểm và tích lũy được kiến thức về quản lí doanh nghiệp, chẳng hạn như đóng vai trò chính trong việc niêm yết cổ phiếu của công ty. Tận dụng kinh nghiệm này, cô đã tìm kiếm công việc mới với vị trí quản lí. Tại cuộc phỏng vấn với một công ty, một phỏng vấn viên nam nói: “Vì các quản lí phải làm thêm giờ rất nhiều và đa số cấp dưới là nam giới, liệu một quản lí nữ có thể làm tốt không?”. Cuối cùng, cô đã không được tuyển dụng.

 

Xếp hạng 120 trên thế giới

Một là về “ý thức bình đẳng giữa nam và nữ.” Khi Văn phòng nội các thực hiện khảo sát nhận thức của cộng đồng trong từng lĩnh vực, 61% trả lời rằng họ cảm thấy bình đẳng trong “giáo dục nhà trường”, 30,7% cảm thấy bình đẳng ở “nơi làm việc”.

tỷ lệ chênh lệch giới tính ở Nhật
Ảnh minh hoạ

Hai là “chỉ số khoảng cách giới tính”. Theo khảo sát của Diễn đàn kinh tế thế giới – tổ chức phi lợi nhuận ở Thụy Sĩ thực hiện năm 2021 về chỉ số khoảng cách giowis tính thì Nhật Bản xếp thứ 120 trong số 156 quốc gia. Theo phân tích của Văn phòng nội các, Nhật Bản có giá trị giáo dục và y tế thuộc hàng cao nhất thế giới, nhưng giá trị chính trị và kinh tế lại thấp. Tính đến năm 2020, tỉ lệ nữ quản lí trong các công ty Nhật Bản là 8,5% đối với chức vụ tương đương trưởng phòng và 11,5% đối với chức vụ tương đương trưởng nhóm, tỉ lệ này thấp so với thế giới. Vì lý do này, chính phủ đã đặt ra mục tiêu đưa tỉ lệ phụ nữ ở các vị trí lãnh đạo như quản lí và điều hành doanh nghiệp lên khoảng 30% sớm nhất có thể vào những năm 2020.

 

Tại sao việc thăng chức của nữ giới bị trì hoãn

Recruit là công ty cung cấp dịch vụ thông tin lớn, có tỉ lệ nữ quản lý khá cao (27%) so với các công ty trong nước khác 27% trong số các công ty trong nước.

Trên thực tế, không có tiêu chuẩn rõ ràng để đề bạt các chức danh quản lí. Những người được đề bạt thường dựa trên nhận định cá nhân của quản lí trực tiếp, từ đó thăng chức dần dần. Ngoài ra còn có những tiêu chí khác để cân nhắc như cá nhân đó có thể chuyển chỗ ở hay không, có thể đối phó với những rắc rối khẩn cấp hay không, có thể tiếp đãi đối tác kinh doanh như chơi gôn và ăn tối ngoài giờ hay không… Những người phù hợp với hình ảnh của quản lí thường dựa trên kinh nghiệm thành công trong quá khứ của các quản lí trước đó. Những người không bị ảnh hưởng nếu là ngoài giờ hoặc ngày nghỉ sẽ được ưu tiên, do đó mà rất khó để những phụ nữ đang nuôi con nhỏ được chọn.

Sau khi tiêu chuẩn VUCA (Volatility=tính thay đổi, Uncertainty=tính không chắc chắn, Complexity=tính phức tạp, Ambiguity = tính mơ hồ) ra đời, số lượng nhân viên nữ ứng cử vào các vị trí quản lí đã tăng gần gấp đôi. Với những nỗ lực này, Recruit đã đặt mục tiêu tăng tỉ lệ phụ nữ ở các vị trí quản lí và giám đốc lên khoảng 50% vào năm 2030.

văn hoá công ty Nhật
Ảnh minh hoạ

Bà Akiko Kojima – chuyên gia của Trung tâm chiến lược thuộc Viện nghiên cứu Nhật Bản cho hay, “Điều quan trọng của các công ty hiện nay là tạo ra sự đổi mới, thuê nguồn nhân lực có kinh nghiệm và trình độ đa dạng. Ngay cả sau khi kết hôn hay sinh con, vẫn có nhiều phụ nữ đóng vai trò tích cực trong xã hội. Các công ty cần xác định suy nghĩ và khả năng của những người phụ nữ đó và hỗ trợ thúc đẩy họ đúng cách. Thay vì cố gắng thu hẹp số lượng và cơ hội làm việc, cần giúp họ tích lũy, đón nhận thách thức, gia tăng và nuôi dưỡng kinh nghiệm”.

Công ty của bạn có phải là công ty tôn trọng bình đẳng giới trong công việc không?

Lưu ý về cách viết người nhận trong email công việc

Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí! 

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

 

Theo NHK

bình luận

ページトップに戻る