Nghệ thuật tranh thủy mặc Sumi-e truyền thống của Nhật Bản

Sự phát triển nhanh chóng của xã hội Nhật Bản không làm cho những giá trị văn hóa bị mai một, trái lại càng làm cho chúng nảy nở và bền bỉ hơn.

Hôm nay, hãy cùng LocoBee khám phá nét văn hóa vẽ tranh thủy mặc truyền thống Sumi-e (墨絵), một đại diện điển hình cho sức mạnh vô hình của “sợi dây văn hóa” Nhật.

Búp bê koeshi, nét chấm phá “đáng yêu” trong văn hóa truyền thống Nhật Bản

 

Sumi-e là gì?

Sumi-e là một hình thức nghệ thuật hội họa truyền thống của Nhật Bản. Trong tiếng Nhật, “sumi” nghĩa là “mực đen”“e” nghĩa là bức tranh. Theo đó, sumi-e sử dụng mực đen với các mức độ đậm nhạt khác nhau để tạo nên những bức tranh sống động.

văn hoá truyền thống nhật bản

Nghệ thuật hội họa này đề cao sự đơn giản và ngẫu hứng, nên không cần chuẩn bị bản phác thảo hoặc loại bỏ các chi tiết thừa. Cách vẽ này có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó được du nhập vào Nhật Bản bởi các Thiền sư, và sau đó trở nên nổi tiếng bởi có sự hòa hợp giữa phương pháp vẽ tranh và thực hành thiền khi “hiện thực được thể hiện bằng cách thu gọn thành dạng đơn thuần nhất”.

 

Dụng cụ sử dụng trong tranh thủy mặc sumi-e

Những công cụ thiết yếu được sử dụng trong sumi-e được gọi chung là Tứ Báu, gồm: mực tàu, nghiên mực, bút lông và giấy.

Mực tàu

Loại mực này có dạng thanh, được làm từ bồ hóng của nhựa thông tự nhiên hoặc dầu hạt cải trộn với keo chiết xuất từ da sống. Các thanh mực được sử dụng bằng cách chà trên nghiên mực và hòa tan với nước.

văn hoá truyền thống nhật bản

Nghiên mực

Vật dụng này có hình chữ nhật, gồm các mặt để chà mực và một rãnh nhỏ để chứa nước. Khi mài mực, người dùng sẽ đổ đầy khoảng 2/3 rãnh nước, sau đó nhúng thanh mực vào rồi đưa lên chà vào mặt nghiên theo hình tròn. Chuyển động này cần dứt khoát, liên tục và mạnh mẽ.

văn hoá truyền thống nhật bản

 

Bút lông

Có hơn 20 loại bút lông khác nhau, được chia thành 3 loại cơ bản: lông nâu, lông trắng và lông hỗn hợp. Trong đó, lông nâu cứng, đàn hồi và giữ được đầu nhọn khi vẽ, dùng để vẽ tre, lá phong và một số cảnh vật khác; lông trắng mềm và dễ uốn, dùng vẽ hoa lá, chim muông; lông hỗn hợp là sự kết hợp giữa lông trắng và lông nâu. Đối với người mới bắt đầu, bút vẽ lông hỗn hợp là thích hợp nhất.

văn hoá truyền thống nhật bản

 

Giấy thông thảo

Đây là một thuật ngữ chung để chỉ các loại giấy thủ công được làm từ bông, cây gai dầu, dâu tằm và nhiều loại thực vật khác. Loại giấy này có sự khác nhau về độ dày, độ đặc, mức độ thấm, kết cấu,… Người mới học nên sử dụng loại có độ thấm thấp và có kích thước trung bình (24.5cm x 33cm). Ngoài ra, lụa cũng là một chất liệu thường được sử dụng trong sumi-e.

văn hoá truyền thống nhật bản

 

Chủ đề trong tranh thủy mặcsumi-e

Chủ đề chính được các họa sĩ sumi-e hướng đến là thiên nhiên. Họ không cố gắng bắt chước, sao chép hoặc làm chủ thiên nhiên nhưng tận hưởng từng quá trình tự nhiên và tìm kiếm sự hòa hợp với vũ trục thông qua sự giao cảm với vạn vật.

văn hoá truyền thống nhật bản

Học viên hội họa sumi-e sẽ bắt đầu với 4 môn học “Four Gentlement” để nắm bắt được các nét cơ bản. Những môn học này cũng tượng trưng cho 4 mùa trong năm: tre – mùa hè – tượng trưng cho sự bền bỉ và linh hoạt, hoa cúc – mùa thu – biểu tượng của sức mạnh và sự bền bỉ, mai – mùa đông – biểu trưng cho niềm vui đổi mới, phong lan – mùa xuân – tượng trưng cho một tương lai tương sáng.

Bạn thấy sao về văn hoá này? Hãy cho LocoBee biết cảm nhận của bạn nhé!

Văn hoá mừng thọ độ tuổi 90 và 100 của người Nhật

Thư pháp: “hạt ngọc quý” trong văn hóa Nhật Bản

 

Tổng hợp LOCOBEE

 

bình luận

ページトップに戻る