3 kĩ năng giao tiếp cần có khi làm việc ở Nhật

Kỹ năng giao tiếp, một trong những kỹ năng quan trọng nhất khi làm việc ở Nhật nói riêng và làm việc nói chung. Trong số các kỹ năng giao tiếp này, LocoBee xin giới thiệu 3 khả năng đặc biệt cần có mà chúng ta nên biết để có thể làm việc ở môi trường kinh doanh Nhật Bản.

Đó là những kĩ năng gì?

50 hành vi được xem là bắt nạt – chèn ép tại trong công ty Nhật (kì cuối)

 

#1. Luôn là người lắng nghe

Giao tiếp bao gồm cả người nghe và người nói. Một người lắng nghe tốt có thể đạt được mục tiêu của cuộc trò chuyện thành công bằng cách hiểu những gì đối phương đang nói và phản hồi một cách thích hợp. Người biết lắng nghe còn có thể tạo ra sự tin tưởng từ đối phương.

Khi lắng nghe câu chuyện, bạn cần sử dụng aizuchi (cách phản ứng lại lời nói của đối phương) một cách khéo léo cùng việc nhìn vào mắt người khác. Hãy luôn ghi trong đầu một “dấu chấm hỏi” về nội dung của đối phương. Từ đó, bạn sẽ ngay lập tức phân tích chi tiết câu chuyện của người nói và tìm kiếm thời điểm phù hợp để đặt câu hỏi.

Ngoài ra còn có một kỹ thuật được gọi là “phản chiếu”. Đó là một kỹ năng để truyền đạt những lời mà đối phương nói với cảm giác đồng ý và truyền đạt lại.

Ví dụ:

“Hôm nay tôi đã mắc sai lầm trong công việc …”

“Bạn đã mắc phải sai lầm ấy hả?!”

Những người biết lắng nghe sẽ dễ dàng tạo được sự tin tưởng không chỉ trong kinh doanh mà còn cả giữa cá nhân với cá nhân.

 

#2. Ho-Ren-So

Với các bạn làm việc ở Nhật, chắc không ai chưa từng nghe nói về “Ho-Ren-So”. Nó là một tập hợp các từ viết tắt của báo cáo, liên hệ và trao đổi/tư vấn. Đây được cho là điều cơ bản như một kỹ năng giao tiếp trong công việc.

Tham khảo cụ thể thêm tại đây:

Làm việc ở Nhật: 9 nguyên tắc khi báo cáo lên cấp trên

4 điểm cần lưu ý khi liên lạc trong môi trường làm việc Nhật Bản

[Horenso] 3 điểm cần lưu ý khi trao đổi trong môi trường làm việc Nhật Bản

 

#3. Giao tiếp với bên ngoài cũng rất quan trọng!

Nhiều người muốn về nhà càng sớm càng tốt sau giờ làm việc. Vào những ngày bạn quyết định về sớm thì lại được mời đi uống và thế là bạn tham dự một cách miễn cưỡng. Điều này là hoàn toàn có phải không nào?

飲みニケーション/nominikeshon có nghĩa là giao tiếp với nhau trên bàn rượu, (xuất phát từ コミュニケーション – giao tiếp, khá thú vị phải không nào?). Nominikeshon có những ưu và khuyết điểm, nhưng tương tác với những người ở nơi làm việc không liên quan đến công việc cũng là một cơ hội quý giá.

Tại những tình huống này, bạn có thể lắng nghe những câu chuyện mà bình thường bạn sẽ không được nghe, tìm hiểu sâu về đối phương, và ngược lại, cho bản thân cơ hội tìm hiểu về bản thân cũng như nâng cao khả năng giao tiếp. Đi uống cùng với người khác không phải là điều bắt buộc nhưng đôi khi bạn nên dành thời gian tham gia và tận dụng những lợi ích đó.

Khi làm việc chúng ta không thể tự hoàn thành mọi nhiệm vụ một mình. Công ty là một đoàn thể gồm nhiều người và việc giao tiếp, tạo dựng mối quan hệ với người khác là cần thiết và quan trọng.

Chúc bạn vận dụng tốt các kĩ năng trên để làm việc thật tốt nhé!

 

Tổng hợp LOCOBEE

 

bình luận

ページトップに戻る