Tại sao các vận động viên Olympic thường cắn huy chương của mình?

Mùa Olympic và Paralympic 2020 đáng nhớ đã trôi qua. Một trong những câu hỏi của nhiều khán giả đó là việc tại sao các vận động viên Olympic thường cắn huy chương của họ. Cùng tìm hiểu nhanh về điều này qua các câu hỏi – đáp ngay sau đây của báo The Mainichi nhé.

 

Hỏi: Thị trưởng Nagoya Takashi Kawamura gần đây đã gặp rắc rối vì cắn huy chương vàng Olympic Tokyo của một vận động viên. Tại sao các vận động viên bắt đầu “nghi thức” cắn huy chương của họ?

Đáp: Mặc dù không có tài liệu hoặc hồ sơ rõ ràng, có rất nhiều giả thuyết tồn tại, bao gồm cả việc các vận động viên được hỏi rằng chiến thắng có vị như thế nào, hoặc họ cố gắng đánh dấu huy chương là của riêng mình bằng răng. Một bài báo có tên “Tại sao những người chiến thắng Olympic cắn huy chương của họ?” trên trang web của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) giới thiệu lại từ việc các thương nhân ngày xưa thường sẽ cắn đồng tiền vàng để kiểm tra tính xác thực của chúng, vì vàng rất mềm.

Bài báo cũng nói rằng các vận động viên bắt đầu cắn huy chương vì “các nhiếp ảnh gia yêu cầu họ.” Trong cùng một tác phẩm, David Wallechinsky, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sử học Olympic quốc tế, giải thích rằng các nhiếp ảnh gia yêu cầu các vết cắn vì họ muốn có những bức ảnh mang tính biểu tượng, sinh động, không phải vì các vận động viên tự làm điều đó.

Ảnh: The Mainichi 

Olympic 2020: Thị trưởng thành phố Nagoya phải xin lỗi vì hành động thiếu suy nghĩ

 

Hỏi: Các nhiếp ảnh gia muốn chụp gì?

Đáp: Nếu vận động viên giữ huy chương gần mặt, các nhiếp ảnh gia có thể chụp cận cảnh đồng thời huy chương và biểu cảm của vận động viên. Các nhiếp ảnh gia có thể đã yêu cầu các vận động viên tạo dáng bằng cách cắn huy chương của họ.

 

Hỏi: Các huy chương vàng có được làm bằng vàng thật không?

Đáp: IOC cho biết huy chương vàng nguyên chất cuối cùng là cho Thế vận hội Stockholm năm 1912. Tại Thế vận hội Tokyo, huy chương được tạo ra bằng cách tái chế kim loại quý có trong các thiết bị như điện thoại di động và các thiết bị gia dụng nhỏ. Huy chương vàng sau đó được làm bằng bạc và mạ hơn 6 gam vàng nguyên chất.

 

Hỏi: Các vận động viên có muốn cắn huy chương của họ không?

Đáp: Vận động viên Naoko Takahashi, người chiến thắng marathon nữ tại Thế vận hội Sydney năm 2000, mỉm cười khi cắn tấm huy chương vàng của mình. Tại Thế vận hội Vancouver năm 2010, một vận động viên người Đức đã sứt cả răng khi cắn vào chiếc huy chương bạc của mình. Vận động viên Akito Watabe, người giành huy chương bạc môn trượt tuyết Bắc Âu kết hợp tại Thế vận hội Sochi 2014, đã từ chối cắn huy chương khi được yêu cầu.

Huy chương cần được đối xử hết sức cẩn thận.

Câu chuyện cảm động mùa Olympic – Tokyo 2020

 

Theo The Mainichi 

bình luận

ページトップに戻る