Thông tin cần biết khi mua nhà ở Nhật

Khi mà ngày càng có nhiều người Việt ở Nhật làm việc và sinh sống lâu dài thì nhu cầu nhà ở là điều quan trọng. Lựa chọn thuê nhà là khá phổ biến. Tuy nhiên, không ít người Việt thời gian gần đây đã bắt đầu mua nhà ở Nhật.

Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây nếu như bạn đang nghĩ đến việc mua nhà ở Nhật nhé!

 

#1. Ở Nhật, người nước ngoài có thể mua quyền sở hữu nhà ở và đất

Ở nhiều quốc gia khác, người nước ngoài nếu không có visa vĩnh trú thì không mua được bất động sản tại quốc gia đó. Nhưng tại Nhật, người nước ngoài không có visa vĩnh trú vẫn mua được nhà và đất.

Tuy nhiên, có một sự thật là những người không có visa vĩnh trú thì việc vay tiền từ ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Người có vĩnh trú thì việc xét các khoản vốn vay được xét giống như người Nhật, nhưng người chưa có vĩnh trú thì không được như thế.

 

#2. Người nước ngoài không có vĩnh trú có siết được các khoản vay mua nhà (住宅ローン) hay không?

Câu trả là đó là cho dù không có vĩnh trú, nhưng nếu đáp ứng được một số điều kiện thì vẫn có thể vay được.

10 ga được người Nhật muốn sống nhất ở Kanto – 2021

Các điều kiện đủ để có thể siết khoản vay

Có người bảo lãnh là người Nhật, hoặc vợ (hoặc chồng) là người có quốc tịch Nhật, có nguồn thu nhập ổn định thì sẽ đủ điều kiện để vay tiền ngân hàng mua nhà.

 

Nếu không có vĩnh trú thì lãi vay sẽ cao

Tùy từng ngân hàng khác nhau mà chế độ cấp vốn vay cho người nước ngoài sẽ khác nhau. Nhưng có một lưu ý là lãi suất khoản vay sẽ cao hơn mức bình thường. Nguyên nhân là do rủi ro về việc trả các khoản vay hay việc đọng vốn vay, sẽ ảnh hưởng đến việc thu hồi khoản vay đó.

Nếu không có vĩnh trú thì đến một lúc nào đó visa của chúng ta hết hạn và không thể gian hạn được nữa và buộc chúng ta phải về nước. Hơn nữa, nếu công việc tại Nhật của chúng ta không ổn định cũng là nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định cho vay từ phía hệ thống nhà nhà băng.

 

Lý do khó siết khoản vay khi chưa có vĩnh trú

Rủi ro về nước

Khả năng những người chưa có vĩnh trú sẽ về nước trước thời hạn thanh toán các khoản vay. Đó sẽ là rủi ro cao cho hệ thống ngân hàng khi quyết định cho vay đối với các khách hàng này. Khi đã về nước, việc truy cứu và thu hồi các khoản nợ là tương đối khó khăn. Vì thế mà số đông các trường hợp ngay từ đầu các nhà băng thường quyết định không cho sử dụng vay để mua nhà.

 

Khó được các công ty bảo lãnh đồng ý bảo lãnh

Cũng có lý do khó thắt vay nợ mua nhà do vấn đề bảo lãnh. Do đó mới nảy sinh ra vấn đề cần người có quốc tịch Nhật bảo lãnh. Nghĩa là, ví dụ như khi có vợ hoặc chồng là người Nhật bảo lãnh thì khả năng để vay tiền mua nhà sẽ cao hơn. Có nhiều trường hợp dùng tên của vợ hoặc chồng người Nhật để đăng ký vay mua nhà.

 

Trở ngại khi thực hiện giao dịch bằng tiếng Nhật

Nhiều trường hợp chưa có vĩnh trú không có được khả năng nói chuyện và đọc hiểu văn bản bằng tiếng Nhật. Việc hiểu và nắm bắt các nội dung trong hợp đồng gặp khó khăn. Chính vì vậy mà các ngân hàng cũng rụt rè khi quyết định các khoản vay cho họ.

Tuỳ từng ngân hàng, mà có nơi yêu cầu khách hàng phải hiểu được nội dung hợp đồng bằng tiếng Nhật mới cho phép các khoản vay. Nếu phải dùng phiên dịch viên thì điều đó kéo theo việc tăng chi phí và thời gian của các ngân hàng.

 

Chưa chắc chắn về một nguồn thu ổn định

Đây có lẽ là trở ngại lớn nhất với số đông người đang muốn mua nhà.

Thu nhập không cao khi chưa có vĩnh trú khiến khả năng thu hồi nguồn vốn vay của phía ngân hàng bị ảnh hưởng. Có một số nhà băng còn ra điều kiện đối với người nước ngoài phải có thu nhập năm phải từ 500man trở lên mới chấp nhận cho vay Loan để mua nhà. Ngoài ra cũng có thể sử dụng các ngân hàng ở nước nhà có chi nhánh ở Nhật để làm hồ sơ vay vốn.

 

#3. Giải pháp về thắt vay nợ cho người chưa có vĩnh trú

Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về giải pháp vay nợ đối với người chưa có vĩnh trú. Tuỳ theo từng ngân hàng, mà có chế độ cho vay khác nhau. Nhưng đại đa số đều theo các cách như dưới đây.

Có vợ hoặc chồng người Nhật làm người bảo lãnh

Nếu có vợ hoặc chồng là người Nhật bảo lãnh cho khoản vay thì khả năng bạn được vay sẽ cao hơn. Hoặc là người có vĩnh trú làm bảo lãnh cho thì cũng có thể được xét. Về trường hợp người bảo lãnh thì sẽ tuỳ từng ngân hàng mà khác nhau. Lúc đó các bạn hãy trao đổi kỹ thử xem. Ngoài ra, có ngân hàng thì không cần phải có vĩnh trú, nhưng đảm bảo đủ điều kiện về số năm sinh sống tại Nhật thì cũng có thể làm người bảo lãnh.

 

Trường hợp dùng ngân hàng của nước mang quốc tịch 

Ví dụ như ngân hàng của Việt Nam mình có chi nhánh ở Nhật. Và mình dùng ngân hàng đó để làm hồ sơ vay vốn mua nhà thì cũng là một khả năng. Nhưng khả năng này hiện phổ biến với người Trung Quốc hơn, còn Việt Nam thì chưa được phổ biến lắm.

 

Trả thêm khoản phí ban đầu (頭金- Atama kin)

Đây có lẽ là lựa chọn phổ biến đối với nhiều người. Việc bạn chịu chi trả một khoản phí ban đầu, thì các ngân hàng sẽ dễ dàng xét khoản vay cho bạn hơn. Lý do đó là:

  • Ngân hàng thấy bạn có khả năng tài chính để mua nhà
  • Vệc trả một phần phí ban đầu sẽ làm giảm gánh nặng chi trả hàng tháng, khiến rủi ro không trả được nợ sẽ giảm đi

 

#4. Nội dung xét vay nợ đối với người nước ngoài

Tuỳ từng ngân hàng mà cụ thể hơn nữa sẽ có khác nhau, nhưng về cơ bản là dựa trên những tiêu chí sau:

Số năm sống tại Nhật

Đây là mục chắc chắn sẽ có khi xét vay nợ mua nhà. Với phần lớn ngân hàng thường yêu cầu bạn sống tại Nhật 5 năm trở lên.

 

Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết

Việc xét vay nợ đối với người nước ngoài về cơ bản cần những giấy tờ sau:

  1. Thẻ ngoại kiều (在留カード)
  2. Hộ chiếu hoặc bằng lái xe (パスポートまたは免許証)
  3. Phiếu điều chỉnh thuế cuối năm – 源泉徴収票 (không cần thiết đổi với người tự kinh doanh (自営業個人事業主))
  4. Bản kê khai thu nhập – 確定申告書 (cần thiết đổi với người tự kinh doanh (自営業・個人事業主)
  5. Phiếu thông báo nộp thuê thị dân – 住民税決定通知書
  6. Giấy chứng nhận nộp thuế – 納税証明書
  7. Giấy tờ liên quan đến căn nhà định mua (tờ rơi…)
  8. Giấy tờ liên quan đến khoản vay (Bản dự thảo lộ trình trả nợ…)

 

Ngoài ra tuỳ một số trường hợp mà còn có thêm:

  • Thẻ bảo hiểm 2 mặt – 健康診断証両面 (chú ý mặt sau ghi địa chỉ và ký tên)
  • Bảng lương và thưởng 12 tháng gần nhất – 12か月分給与明細と賞与明細 (nếu ở 源泉徴収票 đã mô tả rồi thì không cần)
  • Đối với khách hàng làm chưa đủ 1 năm thêm bảng lương 3 tháng gần nhất

 

Tuổi và tình trạng sức khoẻ

Tuổi và tình hình sức khoẻ hiện tại có ảnh hưởng đến kết quả xét vay nợ mua nhà. Nhiều ngân hàng thiết lập mức tuổi để trả hết khoản nợ vay là tầm 70-75 tuổi. Nghĩa là đến lúc đó thu nhập của bạn vẫn đảm bảo để trả thì mới có thể cho vay.

 

Số năm làm việc liên tục tại cùng một công ty và thu nhập

Nội dung rất quan trọng khi siết vay nợ, là số năm làm việc liên tục tại cùng một công ty và thu nhập của người muốn vay. Người làm việc lâu dài tại một công ty có nguồn thu nhập ổn định hơn người vừa mới chuyển việc. Thông thường là làm việc liên tục tại cùng một công ty trong 2 đến 3 năm cùng với một mức thu nhập nhất định nào đó. Và mức thu nhập ở đây phổ biến dao động từ 200 đến 600man/1 năm.

 

Tỷ lệ khoản nợ phải trả (返済負担率)

Tỷ lệ khoản nợ phải trả (返済負担率) ở đây nghĩa là tỷ lệ về tổng số tiền phải trả trong 1 năm so với thu nhập của bạn trong năm đó (Nenshu).

Nếu tỷ lệ này càng lớn, tức là khoản nợ phải trả của bạn chiếm phần lớn trong thu nhập của bạn, thì rủi ro bạn trả chậm khoản nợ sẽ càng lớn. Vì vậy, có thể khoản vay sẽ không được thông qua, hoặc bị giới hạn về mức được phép vay.

Tuỳ theo từng ngân hàng mà tỷ lệ này có khác nhau. Nhưng cơ bản sẽ nằm ở mức 30-35%. Tức là thông thường, bạn được các ngân hàng cho vay khoản vay với mức phải trả hằng năm chiếm khoảng 30-35% tổng thu nhập năm của bạn.

Trên đây là những nội dung cơ bản về việc vay tiền mua nhà tại Nhật nói chung và đối với người chưa có vĩnh trú nói riêng. Việc làm hồ sơ và tiến đến mua nhà là một lựa chọn khó khăn, đòi hỏi các bạn sẽ phải tính toán cân nhắc thật kỹ về các phương án vay vốn. Vì việc phải trả khoản vay đó đối với bạn sẽ diễn ra hàng tháng, trong vòng mấy chục năm.

Rất mong với các kiến thức này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi đưa ra quyết định của mình.

 

Nguồn: Anh Đa (Hiện đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản)

Giới thiệu nhân vật chia sẻ:

Kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bất động sản ở Nhật được hơn 6 năm, sở hữu chứng chỉ 宅建士 (chứng chỉ hành nghề về bất động sản).

Nội dung bài viết đã được xin phép trực tiếp từ chủ sở hữu. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る