Tại sao người Nhật hay xấu hổ? – Hiểu từ Tereru, hiểu người Nhật

Khi được người khác khen ngợi, bạn hoặc gia đình bạn sẽ có phản ứng như thế nào? Đa số người Nhật có xu hướng tỏ ra ngượng ngùng và xấu hổ khi được khen. Trong tiếng Nhật, hành động đó được gọi đó là “照れる” (tereru).

 

“照れる” (tereru) là gì?

“照れる” (tereru) là một từ ngữ thường được sử dụng, miêu tả vẻ ngoài và thái độ hổ thẹn, ngượng ngùng. “照れる” (tereru) có thể dùng cho nhiều cấp độ biểu cảm khác nhau, từ cảm giác ái ngại, lo lắng cho đến mức bồn chồn vì xấu hổ. Người hay cảm thấy xấu hổ được gọi là “照れ屋” (teraya).
Người Nhật hạn chế thể hiện cảm xúc.

Có lẽ cảm giác ngượng ngùng chủ yếu xuất phát từ niềm vui sướng và hạnh phúc. Cảm giác này xảy ra khi người ta chưa thể chấp nhận niềm vui đó một cách tự nhiên. Khi được khen ngợi, chắc chắn ai cũng vui, song người Nhật lại cảm thấy xấu hổ nếu biểu lộ niềm vui đó một cách thẳng thắn. Nhìn chung, người Nhật có xu hướng kiềm chế thể hiện toàn bộ cảm xúc của mình. Do đó, dù vui hay buồn, họ cũng không biểu lộ một cách rõ ràng.

 

Đặc trưng của các “照れ屋”

Ít biểu lộ cảm xúc vốn là một nét văn hóa của người Nhật. Tuy nhiên, điều này cũng bắt đầu thay đổi cùng với sự phát triển của toàn cầu hóa. Bên cạnh đó, vẫn còn không ít người Nhật rất hay lúng túng, xẩu hổ, nói cách khác, đó là các “照れ屋” – Tereya, những con người nhút nhát.

15 bí quyết ăn nói cư xử khéo léo của người Nhật

Dưới đây là ví dụ về đặc điểm của các Tereya:

・ Đánh giá thấp bản thân

・ Không quen được khen ngợi

・ Cảm thấy không thoải mái khi trở nên nổi bật

・ Bản tính vốn nhút nhát

 

Vì sao họ cảm thấy ngượng? Tâm lý của người hay xấu hổ là gì?

– Lúng túng

– Không tự tin

– Cảm giác bất an

– Không thể bày tỏ niềm hạnh phúc

– E ngại ánh mắt của người khác

Đối với người tự tin, vui vẻ nhận lời khen là một điều hiển nhiên. Nhưng những người thiếu tự tin sẽ khó giữ được phong thái khi được người khác khen ngợi hoặc đánh giá cao, hoặc đôi khi là do họ quá khiêm tốn. Đây chính là đặc điểm của các “照れ屋” – Tereya, họ không biết làm thế nào để biểu lộ cảm xúc của mình trước những lời có cánh.

Vui thì vui thật đấy, nhưng không biết nên phản ứng thế nào? Liệu những lời nói này có thật không? Và ánh mắt của những người xung quanh kia nữa? Bên cạnh niềm vui xao xuyến cũng có không ít nỗi lo. Đặc biệt là những người càng không muốn bị chê cười, không muốn bị coi khinh thì càng có xu hướng dễ cảm thấy xẩu hổ. Càng nổi bật vì được đánh giá cao thì càng cảm thấy bất an vì sợ bị người khác chế nhạo.

 

Đàn ông Nhật Bản hay xấu hổ

Đàn ông Nhật Bản thường không thể hiện tình cảm như kiểu “Anh yêu em!”, “Con yêu gia đình!”. Không thể hiện không phải vì tình cảm nhợt nhạt, mà đơn giản là vì họ nhút nhát và cảm thấy xấu hổ. Cho dù yêu rất nhiều, yêu thực sự, nhưng họ vẫn không giỏi thể hiện tình cảm một cách trung thực nhất. Những người càng hay ngượng, tính cách của họ càng nghiêm túc và tình cảm của họ càng dịu dàng, hay nghĩ cho người khác nhiều hơn nghĩ cho chính bản thân mình.

Người Nhật có văn hóa cảm nhận không khí và để tâm đến những người xung quanh. Do đó, nhiều người Nhật có thái độ rất e dè. Đó cũng là lý do người Nhật được cho là nhút nhát. Có lẽ đây là điều khó tưởng tượng đối với những ai lớn lên trong một nền văn hóa mà ở đó việc bày tỏ cảm xúc một cách thẳng thắn là lẽ đương nhiên.

Văn hoá xấu hổ của người Nhật bắt nguồn từ đâu?

 

W.DRAGON

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

 

bình luận

ページトップに戻る