Nhìn lại năm 2020 của Nhật Bản với 10 sự kiện nổi bật

Cùng điểm qua 10 sự kiện đáng chú ý sau đây để nhìn lại một năm 2020 đầy khó khăn của Nhật Bản!

 

1 – Tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc

Khi số lượng ca nhiễm corona tăng vọt ở Nhật Bản, đặc biệt là ở các khu vực thành thị, Thủ tướng Shinzo Abe vào ngày 7/4 đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với Tokyo, Osaka và 5 tỉnh khác, kêu gọi mọi người giảm tiếp xúc với những người khác tới 80%.

Tuyên bố là không ràng buộc, không phải ở dạng phong toả như một số quốc gia khác như Việt Nam, đã mở rộng ra toàn quốc vào ngày 16 tháng 4. Điều này khiến chính quyền địa phương phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn mạnh mẽ hơn, chẳng hạn như yêu cầu công dân ở nhà và nhà hàng và các cơ sở giải trí đóng cửa.

Tuyên bố đã được bãi bỏ vào ngày 25 tháng 5 và số ca nhiễm trùng trên nước Nhật tăng trở lại từ tháng 7 đến tháng 8 và đã bùng phát trở lại kể từ tháng 11, với hơn 200.000 trường hợp hiện đã được xác nhận trên toàn quốc.

Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên cả nước

 

2 – Thế vận hội Tokyo 2020 bị hoãn lại

Thủ tướng Abe và Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế Thomas Bach ngày 24/3 đã đồng ý hoãn Thế vận hội lại 1 năm do đại dịch.

Thông báo chính thức về thời gian khai mạc Tokyo Olympic 2020 vào năm 2021

Thế vận hội lần thứ hai được tổ chức tại thủ đô Nhật Bản – Tokyo dự kiến ​​khai mạc vào ngày 23 tháng 7 năm 2021. Chính quyền trung tâm và thủ đô Tokyo lên kế hoạch chi trả cho việc phòng chống việc lan nhiễm virus và các chi phí bổ sung khác từ việc hoãn lại sự kiện với tổng trị giá khoảng 294 tỷ yên (gần 65.000 tỷ đồng).

 

3 – Đóng cửa trường học tạm thời

Thủ tướng Abe yêu cầu tất cả các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên toàn nước Nhật đóng cửa từ ngày 2 tháng 3 cho đến hết kỳ nghỉ xuân (đầu tháng 4) trong bối cảnh lo ngại về sự lây lan của virus.

Phải mất khoảng 3 tháng trước khi cuộc sống học đường trở lại bình thường ở một số địa phương do tình trạng khẩn cấp, buộc giáo viên nhà trường và phụ huynh phải tìm cách để học sinh có thể học ở nhà.

 

4 – Thủ tướng mới lên nắm quyền

Cựu Thủ tướng Abe tuyên bố vào ngày 28 tháng 8 ý định từ chức với lý do sức khoẻ (đường ruột mãn tính). Ông trở thành nhà lãnh đạo tại vị lâu nhất của nước Nhật, nắm quyền tổng cộng 3.188 ngày, bao gồm cả nhiệm kỳ đầu tiên từ năm 2006 đến năm 2007.

Trong khi thúc đẩy gói chính sách kinh tế “Abenomics” của mình, Cựu Thủ tướng Abe đã không thực hiện được nhiều tham vọng chính trị của mình, bao gồm cả việc sửa đổi Hiến pháp theo chủ nghĩa hòa bình của Nhật Bản.

Cánh tay phải của ông, ông Yoshihide Suga, người đã ủng hộ chính quyền Abe với tư cách là Chánh văn phòng Nội các trong gần 8 năm, đã lên nắm quyền Thủ tướng vào ngày 16 tháng 9.

Bạn biết gì về tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide?

 

5 – Chương trình trợ cấp

Trong một nỗ lực nhằm hỗ trợ ngành du lịch và dịch vụ ăn uống bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, Chính phủ Nhật đã phát động các chiến dịch trợ cấp mang tên Go To TravelGo To Eat tháng 7 và tháng 10.

Trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại cho rằng chiến dịch trợ cấp làm tăng nhanh sự lây lan virus, Thủ tướng Suga đã ra thông báo chính phủ sẽ tạm dừng chương trình trợ cấp du lịch trên toàn quốc trong dịp lễ cuối năm và năm mới.

 

6 – Thiệt hại lớn do thiên tai

Mưa lớn tại đảo chính Kyushu ở Tây Nam Nhật Bản và các nơi khác vào tháng 7, gây ra lũ lụt và khiến 84 người thiệt mạng trên toàn quốc, trong đó có 14 cư dân tại một viện dưỡng lão gần sông Kuma ở tỉnh Kumamoto.

Khi cái nóng mùa hè tăng lên qua từng năm với ghi nhận 41,1 độ C ở Hamamatsu, tỉnh Shizuoka, vào ngày 17 tháng 8, trở thành mức cao nhất từ ​​trước đến nay của Nhật Bản.

Bão Haishen đổ bộ vào Nhật hồi tháng 9 đã làm 2 người chết, 4 người mất tích và hơn 100 người bị thương.

 

7 – Trợ cấp và khẩu trang cho người dân

Chính phủ đã trợ cấp 100.000 yên cho tất cả 126 triệu cư dân như một phần của các biện pháp giúp giảm bớt tác động kinh tế từ đại dịch.

Ngoài ra còn có chương trình cấp khẩu trang có thể giặt được cho tất cả các hộ gia đình, tên là “Abenomask” hoặc “khẩu trang của Abe”, một cách chơi chữ trong tiếng Nhật của “Abenomics.” Nhưng những chiếc khẩu trang này đã gây ra những lời chỉ trích do chất lượng kém, giao hàng chậm. Nhiều người coi chúng như một sự lãng phí tiền thuế của người dân và thể hiện sự phản ứng không đầy đủ của chính phủ đối với cuộc khủng hoảng y tế.

 

8 – Vợ chồng nghị sĩ Kawai bị bắt vì bê bối vận động bầu cử

Ngày 18/6, các công tố viên đã bắt giữ cựu Bộ trưởng Tư pháp Katsuyuki Kawai và vợ là nhà lập pháp Anri Kawai vì bị cáo buộc đưa tiền mặt cho các chính trị gia địa phương như phần thưởng cho những nỗ lực của họ để giành phiếu bầu cho bà trong cuộc bầu cử Hạ viện năm 2019. Họ vẫn không nhận tội trong các phiên tòa xét xử.

 

9 – Thủ tướng Suga từ chối 6 đề cử của hội đồng khoa học

Vào tháng 9, chính quyền của Thủ tướng Suga đã bác bỏ việc bổ nhiệm 6 học giả đã chỉ trích các chính sách của người tiền nhiệm Abe trong số 105 người được đề cử vào Hội đồng Khoa học Nhật Bản, một cơ quan tư vấn của chính phủ.

Mặc dù các nhà lập pháp đối lập đã yêu cầu Thủ tướng Suga giải thích rõ ràng lý do đằng sau quyết định này nhưng Thủ tướng đã từ chối đưa ra chi tiết, chỉ nhắc lại rằng nó được đưa ra dựa trên quan điểm “toàn diện và toàn cảnh”.

 

10 – Cựu Thủ tướng Abe và các cáo buộc chi tiêu bê bối

Các công tố viên đã thẩm vấn cựu Thủ tướng Abe tháng 12 về cáo buộc rằng nhóm chính trị của ông đã bao che bất hợp pháp những khoản thiếu hụt trong chi phí tiệc tối cho những người ủng hộ ông. Khi còn đương nhiệm, Cựu Thủ tướng liên tục phủ nhận mọi hành vi sai trái sau khi vụ bê bối được đưa ra ánh sáng vào tháng 11 năm 2019.

Các công ty đường sắt Nhật Bản huỷ bỏ lịch chạy của những chuyến tàu đêm Giao thừa

 

Theo The Mainichi

bình luận

ページトップに戻る