Bắt nạt học đường ở cấp giáo dục phổ thông Nhật Bản đạt mức kỉ lục mới

Năm 2019, số vụ bắt nạt được báo cáo ở cấp giáo dục phổ thông của Nhật (gồm tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông) công lập và tư thục đã tăng 68.563 vụ lên 612.496 vụ. Kết quả này đến từ 1 nghiên cứu về hành vi có vấn đề và tình trạng nghỉ học của học sinh do Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ thực hiện và thông báo mới đây.

4 nét độc đáo trong giáo dục Nhật Bản

Đây là năm thứ 6 liên tục con số này tăng lên. Đây là con số cao nhất kể từ khi hồ sơ được lưu giữ lần đầu tiên vào năm 2013, khi Đạo luật khuyến khích các biện pháp ngăn ngừa bắt nạt học đường được thực hiện. Trong số 37.011 trường học có 30.583 trường (tương đương với 82,6%) báo cáo sự cố bắt nạt học đường. Trong đó:

Theo cấp học: 

  • Cấp tiểu học: 484.545 ca
  • Trung học cơ sở: 106.524 ca
  • Trung học phổ thông: 18.352 ca
  • Trường giáo dục đặc biệt: 3.075 ca

Theo năm học: 

  • Cao nhất: 96.416 trường hợp ở lớp 2 (tiểu học)
  • Thứ 2: 91.981 trường hợp ở lớp 3 (tiểu học)
  • Thứ 3: 87.759 trường hợp ở lớp 1 (tiểu học)
  • Thứ 4: 82.883 trường hợp ở lớp 4 (tiểu học)

Nhìn chung cứ trên 1.000 học sinh sẽ có 46,5 trường hợp bắt nạt học đường, tăng từ 40,9 trường hợp trên 1.000 so với năm trước.

Hình thức bắt nạt chính bao gồm trêu chọc, đe dọa hoặc lăng mạ và chiếm 379.417 trường hợp (61,9% tổng số). Các loại chủ yếu khác bao gồm 131.232 trường hợp (21,4%) bị đụng độ hoặc bị tấn công, và 83.671 trường hợp (13,7%) người bị loại khỏi nhóm hoặc bị coi như không có.

Trong số các trường hợp được báo cáo, 80% được báo là đã được giải quyết, chỉ có dưới 20% vẫn đang trong quá trình giải quyết. Để một trường hợp được coi là đã giải quyết cần phải không có hành vi bắt nạt nào ít nhất 3 tháng và nạn nhân không bị đau đớn về thể xác hoặc tinh thần.

Bị bắt nạt vì là người nước ngoài?

Xu hướng đặt tên con “ngắn gọn và dễ gọi” của cha mẹ người Nhật

Cơ quan bảo vệ nhân quyền của Bộ Tư pháp cung cấp tư vấn nhân quyền miễn phí cho người nước ngoài – phiên bản năm 2021

 

Theo Bộ Văn hoá giáo dục thể thao và khoa học

bình luận

ページトップに戻る