Lễ hội Shichi-Go-San vào tháng 11 ở Nhật Bản

Một trong những lễ hội của văn hoá Nhật Bản dành cho các em bé đó chính là Shichi-Go-San (七五三) được tổ chức vào tháng 11 hàng năm. Hãy cùng tìm hiểu về lễ hội này cùng LocoBee nhé!

Tháng 11 ở Nhật có gì?

 

Nguồn gốc của lễ hội Shichi-Go-San

Vào mùa thu, các gia đình có trẻ nhỏ sẽ tổ chức một truyền thống gọi là Shichi-Go-San. Theo như tên gọi thì có thể dịch ra là “Bảy-Năm-Ba”. Tức là các gia đình có bé gái 3 tuổi hoặc 7 tuổi hoặc bé trai 5 tuổi sẽ đến đền chùa để cầu nguyện cho sức khỏe của con cái.

Shichi-Go-San theo truyền thống được tổ chức vào ngày 15 tháng 11. Tuy nhiên vì nhịp sống bận rộn của cuộc sống hiện đại, ngày nay các gia đình Nhật Bản cũng thường tới thăm đền chùa vào cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ trước hoặc sau ngày 15 tháng 11.

2 địa điểm trải nghiệm mặc kimono 12 lớp

Trước đây ở Nhật, trẻ em dễ mắc nhiều loại bệnh và việc tử vong ở trẻ sơ sinh là một vấn đề nghiêm trọng. Shichi-Go-San được cho là cách đánh dấu những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Một trong những dấu mốc lớn nhất là 7 tuổi, khi một đứa trẻ được coi là đã nhận được sự nhân từ của các vị thần và gia nhập xã hội với tư cách là một ujiko hay còn gọi là giáo dân của đền chùa tại địa phương.

Có rất nhiều giả thuyết để giải thích ý nghĩa của các con số 3, 5 và 7. Trong đó có một giả thuyết cho rằng trong thời cổ đại, những độ tuổi này là lúc trẻ đã trải qua nghi lễ rửa tội và tuổi là số lẻ được coi là điềm lành.

Trong xã hội hiện đại, phong tục được xem là một cách để tạ ơn vì sức khỏe và hạnh phúc của những đứa trẻ.

 

Sự kiện của gia đình

Shichi-Go-San là sự kết hợp của 3 phong tục riêng biệt đã phát triển trong thời kỳ Heian (794–1185) đánh dấu những bước quan trọng trong quá trình trưởng thành của một đứa trẻ: ở tuổi lên 3, các bé trai và bé gái được phép cắt tóc ngắn và để tóc dài; ở tuổi lên 5, các bé trai được coi là đủ lớn để mặc hakama (quần tây mặc với kimono); các bé gái kỷ niệm bước sang tuổi thứ 7 bằng việc được thắt chiếc khăn choàng đầu tiên của mình.

Các gia đình hiện đại ăn mừng lễ Shichi-Go-San bằng cách mặc đồ truyền thống và đến thăm đền chùa. Trẻ em nhận được những món quà tốt lành và các gia đình thường chụp ảnh cùng nhau để kỷ niệm sự kiện này. Tại các đền thờ, các gia đình có thể ngồi dự một buổi lễ đặc biệt, nơi một nhà sư đọc lời cầu nguyện Shinto và ban phước lành, hoặc họ có thể dâng một món tiền nhỏ và cầu nguyện con họ sẽ có được sức khỏe tốt.

Theo truyền thống, mỗi độ tuổi ở Shichi-Go-San đều có trang phục riêng. Các bé gái 3 tuổi mặc kimono trễ vai và không đeo obi, mặc một chiếc áo gi lê được gọi là hifu. Các bé gái 7 tuổi mặc kimono tiêu chuẩn và có thắt đai. Các bé trai 5 tuổi mặc hakama và áo khoác dài gọi là haori dài được trang trí bởi các hoa văn.

Những bộ Kimono được mặc ở Lễ Thành nhân có giá trị như thế nào?

Các cửa hàng kimono và cửa hàng bách hóa ở Nhật thường cung cấp dịch vụ cho thuê trang phục, trang điểm, làm tóc. Điều này cho phép các gia đình tiết kiệm chi phí hơn so với việc mua một bộ trang phục đầy đủ. Tuy nhiên, trang phục truyền thống là không bắt buộc và trẻ em cũng có thể đến đền chùa trong trang phục vest hoặc váy.

Gần đây, các dịch vụ phục vụ cho các đại gia đình đã trở nên phổ biến. Cùng với chụp ảnh tiêu chuẩn, một số studio ảnh còn cung cấp các gói đặc biệt bao gồm cho thuê quần áo cho cả gia đình, ảnh chân dung và album được thiết kế đặc biệt để làm quà tặng cho ông bà. Ngoài ra còn có các công ty cung cấp dịch vụ Shichi-Go-San với các chuyến tham quan tới đền chùa, chụp ảnh và ở lại tại một khách sạn cao cấp.

Trong một số trường hợp, cha mẹ chọn tham dự các sự kiện lớn được tài trợ hoặc tổ chức tiệc sang trọng tại khách sạn.

 

Đồ ăn mừng trong ngày lễ

Cùng với trang phục truyền thống, trẻ em mang theo những chiếc túi được trang trí sặc sỡ có chứa chitose ame (nghĩa là kẹo ngàn năm) tạo nên một khung cảnh ngày lễ Shichi-Go-San vô cùng đẹp mắt. Kẹo dài, mỏng này có 2 màu đỏ và trắng dùng để ăn mừng và mang đem tặng.

Chitose ame được bán trong các túi dài màu trắng, đặc biệt được trang trí bằng hình ảnh rùa, hạc, cây thông, hoa mận và các biểu tượng khác của sức khỏe và tuổi thọ. Nó tượng trưng cho tuổi thọ vì kẹo được kéo dài ra khi làm.

Xu hướng đặt tên con “ngắn gọn và dễ gọi” của cha mẹ người Nhật

 

Tổng hợp (LOCOBEE)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る