Phân tích bản thân trong quá trình chuyển việc

Khi bắt đầu nghĩ đến chuyện thay đổi công việc nhiều người có thể lúng túng khi không biết loại công việc nào sẽ phù hợp với mình hơn công việc hiện tại. Tại sao bạn không làm một cuộc “tự phân tích bản thân” trước khi bắt đầu thay đổi công việc và nghĩ thật kỹ về những gì bạn muốn đạt được trong tương lai?

Cùng LocoBee tìm việc ở Nhật!

 

Tại sao cần tự phân tích bản thân khi chuyển việc?

Khi quyết định thay đổi công việc, bạn cần truyền đạt điểm mạnh của mình cho công ty tuyển dụng thông qua các tài liệu ứng tuyển như sơ yếu lý lịch, quá trình làm việc và phỏng vấn. Bên cạnh đó, thay vì quyết định chọn công ty nào dựa vào đãi ngộ như “trả lương” và “nghỉ lễ”, việc tự phân tích bản thân dựa trên quan điểm “nội dung công việc tận dụng tối đa thế mạnh bản thân” sẽ làm bạn cảm thấy hài long và làm việc hiệu quả hơn sau khi chuyển việc.

Hơn thế nữa, “công việc yêu thích” và “công việc có lợi” không phải lúc nào là 1. Tự phân tích bản thân cũng có thể là một lựa chọn cho những công việc mà bạn chưa từng nghĩ tới. Đây cũng là điều cần thiết để mở rộng tiềm năng của bạn và đạt được sự thoả mãn khi thay đổi công việc.

 

#1 Nhìn lại kinh nghiệm bản thân

Đầu tiên, hãy thử nhìn lại kinh nghiệm của bản thân, xác định những gì bạn đã làm được từ trước cho đến nay. Nếu chưa có kinh nghiệm, hãy cố gắng tìm hiểu xem bạn giỏi gì ngoài công việc chính.

Mọi công việc đều có mục đích, quá trình và kết quả. Những gì bạn đạt được từ công việc đó, những gì bạn cảm thấy và tích lũy từ đó chính là sự nghiệp của bạn. Theo trình tự thời gian, hãy đưa ra càng nhiều thông tin càng tốt, chẳng hạn như thời gian, công ty, bộ phận, nội dung công việc, sản phẩm/dịch vụ tương ứng, mục tiêu, kết quả, công sức…

Sau khi viết ra, hãy nhìn lại kinh nghiệm của bản thân từ trước đến nay và đánh giá xem theo các tiêu chí như công việc vui vẻ, kinh nghiệm nhiều, điều học được, điều quan trọng, điều cảm thấy bổ ích, điều muốn gắn bó… Nếu có thêm kinh nghiệm hay lời khen ngợi từ ai đó hãy viết hết ra.

Một số câu hỏi tham khảo:

  • Bạn đã trải qua những công việc gì?
  • Bạn đã từng phụ trách loại công việc hoặc vấn đề gì?
  • Khi nào bạn cảm thấy vui vẻ và hứng khởi trong công việc là gì?
  • Bạn học được những kỹ năng gì sau khi gia nhập công ty?
  • Kinh nghiệm đi công tác nước ngoài, nghiên cứu và phát triển sản phẩm?
  • Bạn đã có những thành tựu gì?
  • Bạn đã từng là người giỏi nhất trong văn phòng hoặc công ty không? (chẳng hạn người có doanh số bán hàng cao nhất)
  • Bạn đã từng được công ty khen ngợi chưa?

 

#2. Nói ra điểm mạnh của bản thân

Từ những điều đã ghi ra ở bước 1, bạn hãy phân tích xem điều quan trọng nhất với mình là gì? Năng lực và kĩ năng mà bạn đã có được là gì?

Hãy chọn một số từ khóa phù hợp với bạn như sau:

  • Trung thực
  • Nghiêm túc
  • Có khả năng làm việc nhóm
  • Khả năng giao tiếp tốt
  • Khả năng lắng nghe, trình bày, điều chỉnh, đàm phán
  • Kiên nhẫn
  • Chịu được căng thẳng
  • Độc lập trong suy nghĩ và hành động
  • Chấp nhận thử thách
  • Có tinh thần học hỏi
  • Khả năng tư duy logic, tìm ra vấn đề
  • Khả năng lập kế hoạch

Chinh phục nhà tuyển dụng: “Biến” 20 điểm yếu thành 20 điểm mạnh như thế nào? (kì 6)

 

#3. Sắp xếp theo từng tập cụ thể

Để sắp xếp các kinh nghiệm và điểm mạnh của bản thân đã được diễn đạt bằng từ ngữ ở bước 2, hãy tóm tắt lại theo 3 ý chính sau đây. Bạn có thể sử dụng nó để tự quảng cáo cho bản thân trong sơ yếu lí lịch.

  1. Những điều quan trọng, được đánh giá tốt
  2. Những hành động cụ thể để minh chứng cho điều đó
  3. Kết quả và bài học rút ra

Nói ra được điểm mạnh của bản thân sẽ giúp bạn có được sự tự tin trong công việc. Hãy phát huy điểm mạnh từ kinh nghiệm bạn đã có vào công việc sắp tới nhé!

[Tìm việc tại Nhật] Kỳ 1 – Các mẫu Sơ yếu lí lịch

 

Tổng hợp LOCOBEE

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る