Đại học Nagoya: Kết quả nghiên cứu thuộc hàng hiếm trên thế giới liên quan tần suất cười

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Nagoya đã tìm hiểu sự khác biệt về khả năng cần được chăm sóc giữa những người thường xuyên cười và những người không cười thành tiếng nhiều. Nghiên cứu được thực hiện trên quy mô lớn với khoảng 14.233 người trong vòng 3 năm (từ năm 2013 đến năm 2016).

Nhóm nghiên cứu do Kenji Takeuchi – Phó giáo sư tại Đại học Y khoa Đại học Nagoya dẫn đầu. Nhóm nghiên cứu đã tìm xem liệu có bất kỳ mối liên hệ nào giữa tần suất cười và nhu cầu chăm sóc cũng như tử vong hay không. Kết quả nghiên cứu đã được công bố mới đây sau thời gian thống kê và phân tích dữ liệu. Phó giáo sư Takeuchi nói rằng nghiên cứu này là trường hợp đầu tiên trên thế giới xem xét mối quan hệ giữa tần suất cười với khả năng một ai đó cần phải được chăm sóc hay không. Nghiên cứu thực hiện trên quy mô lớn trong một thời gian dài như thế này được cho là hiếm trên thế giới.

Ngày càng nhiều thực tập sinh người nước ngoài được hỗ trợ chuyển việc ở Ibaraki

Để thực hiện nghiên cứu, bảng câu hỏi đã được gửi đến những người từ 65 tuổi trở lên chưa được chứng nhận là cần chăm sóc điều dưỡng và yêu cầu trả lời về “số lần họ thường cười lớn”. Có 4 lựa chọn và kết quả tương ứng như sau:

  • Gần như là mỗi ngày: 6.120 người
  • Khoảng 1~5 lần/tuần: 5.440 người
  • Khoảng 1~3 lần/tháng: 1.639 người
  • Hầu như không bao giờ: 1.034 người

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 14.233 người trả lời khảo sát này trong thời gian 3 năm. Các yếu tố bao gồm cấu trúc gia đình, có bệnh nền và xu hướng trầm cảm cũng được tính đến trong quá trình xử lý thống kê để loại bỏ các yếu tố không liên quan đến tiếng cười càng nhiều càng tốt.

Nhóm nghiên cứu đã đánh dấu rủi ro của việc cần có chăm sóc điều dưỡng đối với những người cười “hầu như mỗi ngày” là tiêu chuẩn 1 và tính toán số liệu các loại khác. Dựa trên so sánh này, những người cười khoảng 1~5 lần/tuần có nguy cơ là 1,04, trong khi những người cười khoảng 1~3 lần/tháng có nguy cơ là 0,97.

Phó giáo sư Takeuchi nói rằng không có sự khác biệt rõ ràng giữa những người thuộc 3 nhóm đầu tiên. Tuy nhiên, nhóm những người hầu như không bao giờ cười có mức độ rủi ro là 1,42. Điều này có nghĩa là những người hiếm khi cười có nguy cơ phải chăm sóc điều dưỡng cao hơn 1,4 lần so với những người cười hầu như mỗi ngày. Mối quan hệ giữa tiếng cười và tử vong rõ ràng không thể được tìm thấy trong nghiên cứu nhưng nguy cơ cần phải chăm sóc điều dưỡng cao hơn 1,4 lần cũng có thể được cho là vấn đề nghiêm trọng.

Nguồn gốc của Ngày Kính lão ở Nhật Bản

Khi được hỏi tại sao nguy cơ này lại trở nên lớn hơn đối với những người không cười, Phó giáo sư Takeuchi đã trả lời “Chúng tôi không có câu trả lời rõ ràng nhưng đã có báo cáo từ nhiều nghiên cứu khác nhau trước đây rằng hành động cười cải thiện các chức năng của hệ thống miễn dịch cũng như lưu thông máu, giảm căng thẳng. Các yếu tố làm cho cười có thể giảm nhu cầu cần phải chăm sóc điều dưỡng trong khi không cười có thể dẫn đến nguy cơ đó cao hơn”.

30 bí quyết giảm cân theo lời khuyên của chuyên gia Nhật

Lời khuyên từ chuyên gia về tư thế sử dụng điện thoại thông minh đúng

 

Theo The Mainichi 

bình luận

ページトップに戻る