Phân biệt 3 cách nói “khó” trong tiếng Nhật: にくい, づらい và がたい

Hẳn các bạn đã biết “khó” trong tiếng Nhật là 難しい (muzukashii) rồi phải không nào? Tuy nhiên để nói làm việc này khó thì không phải lúc nào cũng sử dụng 難しい mà cần sử dụng các từ khác như: にくい (nikui), づらい (zurai) và がたい (gatai).

Cùng nhau tìm hiểu về cách dùng của 3 loại này nhé!

Top 10 chủ đề tiếng Nhật bạn nhất định phải biết khi sống và học tập ở Nhật

 

<Đăng kí tài khoản (Miễn phí)>

Để xem video bài học vui lòng đăng kí tài khoản tại NIPPON★GO. Việc đăng kí và xem là hoàn toàn miễn phí! Vừa học bằng bài viết vừa xem video hiệu quả hơn gấp 2 lần đúng không nào? 

Đăng kí tại NIPPON★GO

 

<Video bài học >

Xem hoàn toàn miễn phí!

Xem video tại NIPPON★GO

* Cần đăng nhập vào tài khoản

 

<Nội dung bài học>

Cách sử dụng

3 cấu trúc này đều được tạo thành bằng việc ghép vào sau động từ thể masu nhưng bỏ đuôi “masu”.

Ví dụ:

  • 分かりづらい (wakari zurai) khó hiểu
  • 食べにくい (tabe nikui) khó ăn
  • 言いがたい (iigatai) khó nói

 

Tuy cấu tạo giống nhau nhưng về mặt ngữ nghĩa thì 3 cấu trúc này có sự khác biệt.

  • にくい (nikui) có nghĩa là khó hoặc cần phải tốn nhiều sức lực để làm một việc
  • づらい (zurai) có nghĩa là không cảm thấy thoải mái khi làm một việc gì đó
  • がたい (gatai) có nghĩa là khó đến mức gần như bất khả thi hoặc muốn làm nhưng điều kiện không cho phép, khó lòng mà…

 

Để có thể hình dung rõ hơn về sự khác biệt của 3 cấu trúc này, chúng ta hãy lấy ví dụ với động từ “nói” – 言う nhé.

Thể masu của 言う(iu) là 言います (iimasu), khi ghép vào với 3 cấu trúc này thì sẽ thành:

  • 言いにくい (iinikui)
  • 言いづらい (iizurai)
  • 言いがたい (iigatai)

 

Tuy đều mang nghĩa là “khó nói” nhưng 3 cụm từ này biểu thị hàm ý khác nhau.

  • 言いにくい có nghĩa là khó nói, có thể là vì vấn đề nhạy cảm hoặc là không tìm được từ ngữ phù hợp
  • 言いづらい lại mang nghĩa là những điều nói ra sẽ khiến cho người nói rất khó chịu, có thể là buồn phiền hoặc cảm thấy không thoải mái
  • 言いがたい mang nghĩa là không tưởng, gần như là không thể thực hiện hành động đó, lí do có thể là vì không tìm được cách diễn đạt, miêu tả

 

Sau đây là một số ví dụ những từ hay được dùng với từng cấu trúc để bạn có thể hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa 3 cấu trúc này.

Ví dụ với にくい

  • カニの味は好きなのですが、食べにくいのであまり食べません。

Kani no aji wa suki nano desuga, tabenikui node amari tabemasen

Tuy rằng tôi thích vị cua nhưng vì khó ăn nên tôi chẳng mấy khi ăn.

Trong ví dụ trên, cua khó ăn có thể hiểu là hành động ăn cua tương đối phiền phức, đòi hỏi phải cắt, bóc, gỡ thịt tốn nhiều sức lực nên dùng にくい.

Cách chọn nhím biển, cua và trứng cá hồi ngon khi tới Hokkaido

 

  • このペンはとても高いのですが、私には書きにくいので全然使っていません。

Kono pen wa totemo takai nodesuga, watashi niwa kakinikui node zenzen tsukatte imasen

Tuy chiếc bút này rất đắt nhưng khó viết nên tôi chẳng bao giờ dùng đến.

Trong ví dụ trên, khó viết có thể hiểu là chiếc bút không ra mực hoặc khi cầm bút thì khó điều khiển hoặc không viết ra được chữ đẹp. Tức là hành động viết này đòi hỏi nhiều sức lực nên ta dùng với にくい.

 

Ví dụ với づらい

  • この小説は三ヶ月前に買ったのですが、字が小さくて読みづらいので、なかなか読み終えることができません

Kono shosetsu wa sankagetsu mae ni katta nodesuga, ji ga chiisakute yomizurai node, nakanaka yomioeru koto ga dekimasen

Cuốn tiểu thuyết này tôi mua từ 3 tháng trước nhưng mà chữ nhỏ quá khó đọc nên mãi vẫn chưa đọc xong.

Trong ví dụ trên, hành động đọc khó vì chữ nhỏ không chỉ đòi hỏi chủ thể phải dành nhiều sức lực mà còn gây khó chịu cho mắt. Do đó trong trường hợp này, dùng づらい sẽ hợp lí hơn là にくい.

Bộ 3 từ đa nghĩa trong tiếng Nhật すみません – 大丈夫 – 結構

 

  • 泣いている彼女を見て、出発しづらかったです。

Naiteiru kanojo wo mite shuppatsu shizurakatta desu

Nhìn bạn gái khóc khiến tôi khó lòng xuất phát được.

Trong ví dụ trên, hành động rời đi khó thực hiện là do người nói thấy bạn gái khóc khi đưa tiễn nên tâm trạng thấy buồn, do đó khó lòng mà rời đi được. Trong trường hợp này, hành động rời đi khiến cho người nói cảm thấy khó chịu nên dùng づらい.

 

Ví dụ với がたい

  • 信じがたいかもしれませんが、私の話は全て本当ですよ。今日の新聞を見たら分かります。

Shinjigatai kamoshiremasenga, watashi no hanashi wa subete honto desuyo. Kyo no shinbun wo mitara wakarimasu

Chắc là khó tin nhưng chuyện vừa nói hoàn toàn là sự thật. Bạn cứ đọc báo hôm nay là sẽ rõ ngay.

Trong ví dụ trên, cụm từ “khó tin” này có thể được hiểu là không thể tin nổi, do đó trong trường hợp này cần sử dụng cấu trúc がたい.

 

  • あの店のケーキは美味しいんですが、見た目がとても可愛いので食べがたいですね。

Ano mise no keki wa oishiin desuga, mitame ga totemo kawai node tabegatai desune

Bánh ngọt ở cửa tiệm đó ngon đấy. Cơ mà trang trí đáng yêu lắm nên không nỡ ăn.

Trong ví dụ trên, đối với người nói thì hành động ăn bánh ngọt là một hành động muốn nhưng không nỡ. Vì hành động này không đòi hỏi nhiều sức lực, cố gắng hay gây khó chịu gì cho người ăn cả, vì vậy dùng がたい hợp lí hơn là 2 từ còn lại.

Vậy là hôm nay chúng ta đã được học về sự khác biệt giữa ba từ にくい、づらい và がたい rồi. Các bạn hãy cùng luyện tập để có thể sử dụng trong giao tiếp hàng ngày để nói chuyện được tự nhiên hơn.

 

Hãy hiểu và dùng đúng từng từ trên đây nhé. Chúc các bạn học tiếng Nhật hiệu quả!

Bí quyết đạt được điểm số cao trong kì thi JLPT mọi trình độ

Một số chú ý vào ngày dự thi JLPT dành cho các bạn ở Nhật

 

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る