Làm chủ đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật

Tiếng Nhật cũng giống như tiếng Việt là có các đại từ nhân xưng. Tuy không nhiều như trong tiếng Việt nhưng số lượng cũng đáng kể. Các đại từ nhân xưng được lựa chọn để sử dụng tùy vào tình huống, vị trí của người nói và mối quan hệ giữa những người tham gia cuộc trò chuyện.

10 kiến thức cơ bản giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp tiếng Nhật

Top 10 chủ đề tiếng Nhật bạn nhất định phải biết khi sống và học tập ở Nhật

 

<Đăng kí tài khoản (Miễn phí)>

Để xem video bài học vui lòng đăng kí tài khoản tại NIPPON★GO. Việc đăng kí và xem là hoàn toàn miễn phí! Vừa học bằng bài viết vừa xem video hiệu quả hơn gấp 2 lần đúng không nào? 

Đăng kí tại NIPPON★GO

 

<Video bài học >

Xem hoàn toàn miễn phí!

Xem video tại NIPPON★GO

* Cần đăng nhập vào tài khoản

 

<Nội dung bài học>

Phần 1: Ngôi thứ nhất

Ngôi thứ nhất chính là người nói. Trong tiếng Nhật có các từ để biểu thị ngôi thứ nhất là: 私、わたくし、あたし、僕、俺。

  • 私 (watashi) là từ thông dụng nhất, mang nghĩa lịch sự, thường được sử dụng khi nói chuyện với người mới quen, người lớn hơn, cấp trên.
  • わたくし (watakushi) có cùng chữ Hán là 私, nhưng đây là thể lịch sự hơn, thường được dùng khi phát biểu hoặc trong cách buổi lễ trang trọng và trong công việc.
  • あたし (atashi) là biến thể của 私, là cách xưng hô của phụ nữ trẻ và bé gái đối với người thân thiết.
  • 僕 (boku) và 俺 (ore) đều là cách xưng hô chỉ dành riêng cho nam giới, tuy nhiên trường hợp sử dụng và ý nghĩa khác nhau.

“Boku” được dùng khi nói chuyện với người trong gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp thân quen. Boku mang nghĩa thân mật nhưng không suồng sã, tuy nhiên bạn nên tránh dùng trong các trường hợp trang trọng.

Có nhiều bạn khi mới đến Nhật thường sẽ băn khoăn vì sao lại có những người xưng “Ore” với mình, liệu đấy có phải là họ đang bất lịch sự hay không?

“Ore” tuy có nghĩa giống như Boku nhưng suồng sã hơn hoặc có thể dùng như “tao” trong “mày tao”. Thông thường nam giới Nhật Bản dùng Ore khi cấp trên nói chuyện với cấp dưới nhỏ tuổi hoặc đồng nghiệp thân thiết. Vậy nên tuy Ore không lịch sự nhưng cũng không hoàn toàn mang nghĩa là đối phương đang coi thường bạn. Ngoài ra, trong gia đình hoặc giữa bạn bè với nhau cũng có thể dùng.

 

Phần 2: Ngôi thứ hai

Ngôi thứ hai là người nghe. Trong tiếng Nhật có các từ biểu thị ngôi thứ hai như: あなた、君、お前、手前

  • あなた (anata) dùng để gọi đối phương khi mới quen, chưa thân thiết lắm. Khi viết, あなた có 2 chữ Hán, 貴方 dùng khi đối phương là nam giới còn 貴女 dùng khi đối phương là nữ giới.
  • きみ (kimi) dùng khi gọi người nhỏ tuổi hơn hoặc có mối quan hệ thân thiết, ví dụ như thầy cô gọi học sinh, bạn trai gọi bạn gái, người lớn tuổi gọi em nhỏ.
  • お前 (omae) là cách gọi đối phương không lịch sự, có thể hiểu là mày hoặc cậu, thường được bạn bè thân thiết, đồng nghiệp thân thiết bằng tuổi dùng để gọi nhau.

Lưu ý:

手前 nếu đọc là “temae” ý chỉ tôi hoặc cái ở trước mắt tôi, nếu đọc “teme” là cách gọi đối phương mang ý khinh thường.

 

Phần 3: Các hậu tố khi gọi tên người

Trong tiếng Nhật, khi gọi người khác thì ngoài các từ ở phần 2, chúng ta còn có thể gọi bằng cách gọi tên họ kèm theo hậu tố. Hậu tố này gồm có: さん、ちゃん、くん、様、どの. Việc thêm hậu tố vào sau tên thể hiện sự lịch sự đối với người được gọi hoặc thể hiện sự thân mật.

Từ vựng về người Nhật: 控えめ

  • さん (san) được dùng khi nói chuyện lịch sự với người chưa thân quen, đồng nghiệp hoặc với cấp trên, người lớn tuổi hơn.
  • ちゃん (chan) và くん (kun) được dùng để gọi bạn bè thân thiết hoặc người nhỏ tuổi hơn, ちゃん dùng để gọi con gái còn くん dùng để gọi con trai.
  • 様 (sama) là hậu tố thể hiện lịch sự cao nhất, thường được dùng để gọi khách hàng hoặc dùng trong văn bản, email.
  • どの (dono) là hậu tố thể hiện sự lịch cao, được dùng trong thư từ và email làm việc.

 

Phần 4: Cấu tạo số nhiều

Ngoài các từ như “tôi”, “bạn” thì trong giao tiếp có nhiều lúc còn cần phải nói “chúng tôi”, “các bạn”. Để tạo nên từ số nhiều thì cần thêm hậu tố:

  • がた (gata)
  • たち (tachi)
  • hoặc ら (ra)

Trong đó có nhiều cụm từ đã được quy định sẵn như:

  • 私 (watashi – tôi) chuyển thành 私たち (watashitachi – chúng tôi)
  • あなた (anata – bạn) chuyển thành あなたたち (anatatachi – các bạn)
  • 彼女 (kanojo – cô ấy) chuyển thành 彼女たち (kanojotachi – họ)
  • 彼 (kare – anh ấy) chuyển thành 彼ら (karera – họ)

Trong đó cần chú ý cách dùng của ら vì có nhiều trường hợp mang ý không lịch sự và không nên dùng như: 手前ら (temera) và お前ら (omaera)。

Để chuyển thành số nhiều một cách lịch sự hơn thì có các hậu tố sau:

  1. 方 gata
  2. 方々 katagata
  3. の方々 no katagata

Ví dụ:

先生 (sensei – thầy cô)chuyển thành 先生方 (senseigata – các thầy cô)

 

Chúc các bạn học tiếng Nhật hiệu quả!

Bí quyết đạt được điểm số cao trong kì thi JLPT mọi trình độ

Một số chú ý vào ngày dự thi JLPT dành cho các bạn ở Nhật

 

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る