Các thuật ngữ chuyên môn về “độ cứng của sợi mì và lượng mì” hay dùng tại quán ramen Nhật Bản

Ramen là món ăn phổ biến có thể gọi là quốc thực của Nhật Bản. Có rất nhiều quán ramen trên khắp Nhật Bản và có nhiều loại ramen địa phương trên khắp đất nước. Ramen có 2 yếu tố cơ bản là mì và nước súp. Không chỉ có các loại mì như mì dày, mì mỏng mà các món súp như xương heo, hải sản cũng vô cùng đa dạng và phong phú.

Lần này, LocoBee sẽ giới thiệu các thuật ngữ chuyên môn về “độ cứng của sợi mì và lượng mì” thường dùng tại quán ramen mà bạn nên biết!

Bảo tàng mì Ramen ở Shin-Yokohama

 

Thay đổi độ cứng của sợi mì tùy theo sở thích

Ramen Nhật Bản có 4 loại nước súp chính là: nước tương, miso, muối và xương heo. Khi ăn “Hakata Tonkotsu Ramen” – loại mì địa phương ở tỉnh Fukuoka trong các cửa hàng nổi tiếng như “Ippudo” và “Ichiran”, bạn cần nhớ độ cứng của sợi mì. Độ cứng của sợi mì thay đổi tùy thuộc vào thời gian luộc và mỗi loại có 1 tên gọi.

Xếp theo thứ tự từ sợi mì mềm nhất

#ばりやわ/bariyawa

#やわ/yawa

#ふつう/futsu

#/katame

#ばり硬/barikara

#針金/harigane

Khi gọi món bạn thường được hỏi thích độ cứng của sợi mì như thế nào, do đó ghi nhớ được các từ trên sẽ rất hữu ích đấy.

Bari trong “bariyawa” và “barikawa” có nghĩa là “rất” trong phương ngữ Hakata. “Bariyawa” luộc lâu nhất nên rất mềm và không được khuyến khích. Người dân địa phương thích “katame” hơn. Đối với các chuyên gia ramen và những người yêu thích ramen thường lựa chọn 粉落とし/konaotoshi – chần qua nước nóng để không còn bột mì hay 湯気通し/yugedooshi – chần qua nước nóng chứ không đun sôi.

Hãy hỏi nhân viên của quán để xem họ sẽ giới thiệu cho bạn loại nào nhé!

 

Lựa chọn lượng mì

#大盛り/oomori

Ramen cho 1 người là chưa đủ?

Trong trường hợp như vậy, hãy chọn “oomori” và quán sẽ tăng lượng mì cho bạn. Hãy nhớ kiểm tra trước khi gọi vì có thể sẽ bị tính thêm tiền.

#玉/kaedama

Tại các quán Hakata Ramen và Nagahama Ramen, bạn có thể thưởng thức kaedama thay đổi sợi mì. “Kaedama” là hệ thống thường thấy tại các quán ramen sử dụng sợi mì mỏng. Sợi mì mỏng được dùng với ramen xương heo và có xu hướng nở ra khi ăn nên cảm giác như đang cung cấp mì theo từng phần nhỏ.

Hãy cẩn thận đừng húp quá nhiều súp vì đây là hệ thống chỉ có thể cho thêm mì!

Khi gọi kaedama, nhân viên sẽ hỏi bạn về độ cứng của sợi mì, nếu muốn thử thì hãy để lần 1 là barikara, lần 2 là harigane để thử độ khác biệt của sợi mì.

Ippudo – Chuỗi cửa hàng mì không thể bỏ qua của các tín đồ Ramen

 

Mùa hè đã có tsukemen

Ramen là mì và súp nóng nên ăn vào mùa hè có khi sẽ không thích hợp cho lắm. Tuy nhiên trong Ramen có loại gọi là “tsukemen” với mì và súp được phục vụ riêng biệt. Bạn có thể ăn bất cứ lúc nào ngay cả trong mùa hè nóng bức.

Không giống như ramen là mì luộc được đổ trực tiếp vào nước súp nóng, tsukemen là mì luộc được ngâm trong nước và sau đó được phục vụ trong một bát/đĩa riêng. Bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ nước súp để hòa quyện với sợi mì hoặc thưởng thức hương vị và kết cấu của sợi mì bằng cách không thêm nước súp.

#熱盛り/atsumori

Nếu thích ăn mì nóng, bạn có thể gọi “atsumori”. Mì luộc sơ qua với nước lạnh, sau đó lại cho vào nước nóng để làm ấm sợi mì và quyện với nước sốt. Atsumori là mì còn ấm nên khiến cho súp khó nguội và bạn có thể ăn nóng cho lúc hết bát.

#スープ割り/supuwari

Khi đã ăn hết mì mà còn lại súp, hãy thử gọi supuwari. Đây là món mà người ta đổ nước dashi nóng vào phần súp còn lại để điều chỉnh độ đậm đà theo sở thích sao cho dễ uống. Nếu muốn thử hãy nói với nhân viên quán rằng “スープ割りお願いします” (supuwari onegaishimasu).

Súp của tsukemen có gia vị đậm đà, vì vậy bạn có thể pha loãng nước súp để dễ uống hơn. Hãy nhớ gọi supuwari để thưởng thức hương vị bát mì đến tận cùng.

 

Lần này, LocoBee đã giới thiệu về độ cứng của sợi mì hay thấy tại các quán ramen và các kỹ thuật gọi ramen. Có nhiều thuật ngữ khác nhau tại cửa hàng ramen như loại nước súp, độ cứng của mì, lượng mì và lớp phủ bên ngoài. Hiểu ý nghĩa của thuật ngữ này và sử dụng nó đúng cách là bạn đã có thể gọi món ramen chính gốc của riêng mình.

Đi tìm vị mì ramen yêu thích của bạn ở ga Tokyo

 

W.DRAGON (LOCOBEE)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る