Hiểu và dùng đúng 留意 trong bối cảnh công việc

Với các bạn đang làm việc sử dụng tiếng Nhật, chắc hẳn không ít lần nghe hoặc sử dụng từ 留意. Tại bài viết ngày hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về nghĩa và cách dùng đúng của từ này cũng như phân biệt với từ gần nghĩa nhé!

[LocoBee Job] Cùng LocoBee tìm việc ở Nhật!

8 điểm khác biệt giữa người đi làm và người đi học trong cách nghĩ của người Nhật

 

Nghĩa của 留意

  • Đọc: りゅうい – ryui
  • Nghĩa: lưu ý – để vào tìm và ghi nhớ

Sử dụng ở dạng động từ là 留意する/留意します

Dạng danh từ: 留意点 (ryui ten), 留意事項 (ryui jiko) có nghĩa là điểm, điều cần lưu ý

 

Ví dụ với 留意 trong bối cảnh công việc

1, 納期に留意してこの資料まとめておいて。

Noki ni ryui shite kono shiryo matomete oite

Hãy tóm tắt tài liệu này và nhớ lưu ý về thời gian giao nộp đấy nhé.

 

2, 資料を作成する上で、誤字脱字がないようにご留意くださいますようお願い申し上げます。

Shiryo wo sakuseisuru uede, goji datsuji ga nai yo ni goryui kudasaimasu yo onegai moshiagemasu.

Khi làm tài liệu này vui lòng lưu ý để không phát sinh lỗi chính tả, sai sót.

 

3, 今後このようなことは再び繰り返さないように留意いたします。

Kongo kono yona koto wa futatabi kurikaesanai yoni ryuiitashimasu.

Tôi sẽ lưu ý để không lặp lại điều này nữa.

Văn hóa công ty Nhật: 8 lưu ý khi xin lỗi tiền bối – cấp trên

 

Phân biệt 留意 và 注意

注意

  • Đọc: ちゅうい – chui
  • Nghĩa: chú ý

Điểm chung của 2 từ này đều là cần chú ý khi làm điều gì đó. Tuy nhiên, so với 留意 thì 注意 mang ý nghĩa cẩn trọng, cảnh giác hơn. Do đó trong nhiều trường hợp không thể thay thế 注意 bằng 留意.

Ví dụ dưới đây là 2 dòng chữ hay xuất hiện ở nhiều con đường, nhà ga ở Nhật

  • 飛び出し注意 (Tobidashi chui)

Chú ý (có người, vật) đột ngột chạy ra ngoài!

 

  • 足元注意 (Ashimoto chui)

Chú ý khi đi lại/bước đi!

Mong rằng với những giải thích và ví dụ trên đây bạn có thể hiểu và sử dụng đúng từ 留意 nhé!

Hiểu và dùng đúng 取り組む trong bối cảnh công việc

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường ngành bia – đặc điểm và xu hướng

 

Ngọc Oanh (LOCOBEE)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る