8 chùm từ đệm bạn cần biết để giao tiếp tiếng Nhật hiệu quả

Khi phải nhờ vả hoặc nói điều gì đó khó nói, chúng ta cần phải sử dụng cách để không làm phật lòng đối phương. Những lúc như thế này, hãy sử dụng クッション言葉 (kusshon kotoba) nghĩa là từ đệm. Tại bài viết này LocoBee sẽ giới thiệu đến các bạn về từ đệm trong tiếng Nhật và các ví dụ trong từng hoàn cảnh tương ứng nhé!

8 điểm cần chú ý trước khi đến thăm nhà người Nhật

Top 10 chủ đề tiếng Nhật bạn nhất định phải biết khi sống và học tập ở Nhật

 

Từ đệm là gì?

  • Là những từ được dùng khi phải từ chối, bác bỏ ý kiến hay nhờ vả… đối phương
  • Những từ này được đặt trước câu truyền đạt ý kiến, thông tin
  • Có tác dụng làm cho câu nói trở nên mềm mại, uyển chuyển và dễ nghe hơn cũng như không mang tính một chiều, trịch thượng

Dù trong công việc hay cuộc sống việc sử dụng những từ đệm có thể để lại cho đối phương ấn tượng tốt. Đối với người Nhật nếu nói thẳng họ dễ cảm thấy khó chịu hoặc bị sốc. Do đó khi sử dụng từ đệm, nó có vai trò làm giảm đi sự bất ngờ hoặc làm cho đối phương cảm thấy dễ chịu hơn.

 

Sử dụng từ đệm trong các hoàn cảnh khác nhau

Từ đệm chủ yếu được sử dụng trong các trường hợp như nhờ vả, từ chối hoặc đưa ra ý kiến, phản đối. Không chỉ trong đối thoại trực tiếp mà khi phải nói điều gì đó khó nói thì ngay cả liên lạc qua điện thoại, văn bản hoặc thư từ điện tử cũng sử dụng khá nhiều từ đệm.

Chú ý trong soạn thảo thư tín thương mại bằng tiếng Nhật

 

Dưới đây là một số ví dụ ở từng trường hợp mà bạn có thể tham khảo

#1. Khi nhờ vả

  • 「お手数をおかけしますが」(Otesu wo okake shimasuga)

Sẽ làm anh/chị tốn thời gian, công sức nhưng mà…

  • 「恐れ入りますが」(Osoreiri masuga)

Xin lỗi nhưng mà…

  • 「ご面倒でなければ」(Go mendo de nakereba)

Nếu không phiền…

  • 「失礼ですが」(Shitsurei desuga)

Thật là thất lễ nhưng mà…

  • 「ご足労をおかけしますが」(Go sokuro wo okake shimasuga)

Sẽ là mất công sức nhưng mà…

  • 「可能であれば」(Kano de areba)

Nếu có thể…

  • 「恐縮ですが」(Kyoshuku desuga)

Xin lỗi nhưng mà…

  • 「ご迷惑とは存じますが」(Go meiwaku to wa zonjimasu ga)

Tôi biết sẽ phiền đến anh/chị nhưng mà…

  • 「こちらの都合で恐れ入りますが」(Kochira no tsugo de osoreirimasu ga)

Xin lỗi vì lý do từ phía tôi nhưng mà…

 

Ví dụ: お手数をおかけしますが、こちらの書類にサインをお願いします。

(Otesu wo okake shimasuga, kochira no shorui ni sain wo onegaishimasu)

Sẽ làm anh/chị tốn thời gian, công sức nhưng mà vui lòng ký tên vào tài liệu này.

 

#2. Khi từ chối

  • 「あいにく」(Ainiku)

Thật không may

  • 「せっかくですが」(Sekkaku desuga)

Tôi xin lỗi

  • 「残念ながら」(Zannen nagara)

Thật đáng tiếc

  • 「失礼ですが」(Shitsurei desuga)

Thật là thất lễ nhưng mà…

  • 「申し訳ございませんが」(Moshiwake gozaimasen ga)

Thật xin lỗi nhưng mà…

  • 「お気持ちはありがたいのですが」(Okimochi wa arigatai nodesuga)

Tôi rất lấy làm biết ơn nhưng mà

  • 「心苦しいのですが」(Kokoro gurushii nodesuga)

Thật là khổ tâm nhưng mà

 

Ví dụ: お気持ちはありがたいのですが、今回はお断りさせていただきます。

(Okimochi wa arigatai nodesuga, konkai wa okotowari sasete itadakimasu)

Tôi rất lấy làm biết ơn nhưng mà lần này cho phép tôi được từ chối.

 

Tham khảo thêm tại:

6 cách từ chối lịch sự và 10 cụm từ đệm phù hợp bằng tiếng Nhật

 

#3. Khi hỏi han

  • 「お尋ねしたいのですが」(Otazune shitai nodesuga)

Tôi muốn hỏi

  • 「差し支えなければ」(Sashitsukae nakereba)

Nếu không phiền

  • 「よろしければ」(Yoroshikereba)

Nếu được

  • 「お尋ねしてよろしいでしょうか」(Otazune shite yoroshii deshouka)

Tôi có thể hỏi anh/chị được không?

  • 「失礼ですが」(Shitsurei desuga)

Thật là thất lễ nhưng mà

  • 「お教えいただきたいのですが」(Ooshie itadakitai nodesuga)

Tôi muốn hỏi

 

Ví dụ: 失礼ですが、お名前をお聞かせいただけますでしょうか。

(Shitsurei desuga, onamae wo okikase itadakemasu deshouka)

Thật là thất lễ nhưng tôi có thể biết tên của anh/chị không ạ?

 

#4. Khi phản đối

  • 「お言葉を返すようですが」(Okotoba wo kaesu yodesuga)

Nghe có vẻ như tôi đang đáp trả lời của anh/chị nhưng mà…

  • 「申し上げにくいのですが」(Moshiage nikui nodesuga)

Thật là khó nói nhưng mà..

  • 「僭越ながら」(Senetsu nagara)

Biết là cả gan…

  • 「おっしゃることは重々承知をしておりますが」(Ossharu koto wa juju shochi wo shiteorimasuga)

Tôi hiểu rất rõ lời của anh/chị nhưng mà…

  • 「余計なこととは存じますが」(Yokeina koto to wa zonjimasu ga)

Biết là lời nói thừa nhưng mà…

  • 「私の考え過ぎかもしれませんが」(watashi no kangaesugi kamo shiremasenga)

Có lẽ là tôi nghĩ quá nhiều nhưng mà…

 

Ví dụ: お言葉を返すようですが、お約束のお日にちは今日だったはずです。

(Okotoba wo kaesu yodesuga, oyakusoku no ohinichi wa kyo datta hazudesu)

Nghe có vẻ như tôi đang đáp trả lời của anh/chị nhưng mà ngày hẹn chắc chắn là ngày hôm nay đấy ạ.

 

#5. Khi muốn nhận sự hợp tác, hỗ trợ

  • 「恐れ入りますが」(Osoreirimasuga)

Xin lỗi

  • 「お手数をおかけいたしますが」(Otesu wo okake itashimasuga)

Xin lỗi vì sẽ mất công anh/chị nhưng mà…

  • 「ご面倒をおかけします」(Go mendo wo okake shimasu)

Sẽ là làm phiền anh/chị

  • 「お忙しいところ恐れ入りますが」(Oisogashii tokoro osoreiri masuga)

Giữa lúc anh/chị đang bận thật xin lỗi nhưng mà…

 

Ví dụ: 恐れ入りますが、明日までにお返事をいただいてもよろしいでしょうか。

Osoreirimasuga, ashita made ni ohenji wo itadaite mo yoroshii deshouka.

Xin lỗi, cho tới ngày mai tôi có thể nhận câu trả lời của anh/chị không ạ?

 

#6. Khi không thể đáp lại mong muốn của đối phương

  • 「せっかくお声をかけていただいたのですが」(Sekkaku okoe wo kakete itadaita nodesuga)

Cất công anh chị đã ngỏ lời nhưng mà…

  • 「ご期待にお応えしたかったのですが」(Gokitai ni okotae shitakatta nodesuga)

Tôi rất muốn đáp lại kì vọng của anh/chị nhưng mà…

  • 「身に余るお話、光栄なのですが」(Mi ni amaru ohanashi, koei na nodesuga)

Thật là một chuyện quá tốt với tôi, tôi rất lấy làm vinh dự nhưng mà…

  • 「申し上げにくいのですが」(Moshiage nikui nodesuga)

Thật là khó nói nhưng mà…

 

Ví dụ: 身に余るお話、光栄なのですが、今回は辞退させていただきます。

(Miniamaru ohanashi, koei nanodesuga, konkai wa jitai sasete itadakimasu)

Thật là một chuyện quá tốt với tôi, tôi rất lấy làm vinh dự nhưng mà lần này cho phép tôi được từ chối.

 

#7. Khi muốn ai đó cải thiện

  • 「細かいことを言ってしまい恐縮ですが」(Komakai koto wo itteshimai kyoshuku desuga)

Mặc dù có phần tiểu tiết, xin lỗi nhưng mà…

  • 「こちらの都合ばかりで申し訳ございませんが」(Kochira no tsugo bakari de moshiwake gozaimasenga)

Thật xin lỗi vì toàn là lý do xuất phát từ phía tôi nhưng mà…

  • 「説明が足りず失礼いたしました」(Setsumei ga tarizu shitsurei itashimashita)

Thật là xin lỗi vì đã không giải thích đầy đủ…

 

Ví dụ: この度は私の説明が足りずご迷惑をかけてしまい、失礼致しました。

(Konotabi wa watashi no setsumei ga tarizu gomeiwaku wo kakete shimai, shitsurei itashimashita)

Lần này do tôi đã không giải thích đầy đủ nên làm phiền đến anh/chị, thật là xin lỗi.

 

#8. Khi muốn hỗ trợ/giúp đỡ ai đó

  • 「もしよろしければ」(Moshi yoroshikereba)

Nếu được

  • 「私でよければ」(Watashi de yokereba)

Nếu tôi cũng được

  • 「差し支えなければ」(Sashitsukae nakereba)

Nếu được

  • 「お力になれるのであれば」(Ochikara ni nareru nodeareba)

Nếu tôi có thể giúp

 

Ví dụ: 何かできることはありませんか?私でよければ、お手伝いさせて下さい。

(Nanika dekiru koto wa arimasen ka? Watashi de yokereba, otetsudai sasete kudasai)

Có gì có thể làm được không ạ? Nếu được hãy cho tôi giúp ạ.

 

Nắm vững các từ đệm – bí quyết tạo ấn tượng tốt trong giao tiếp

Từ đệm sẽ giúp cuộc trò chuyện trở nên nhẹ nhàng hơn. Nếu bạn ghi nhớ các cách diễn đạt thuộc các tình huống khác nhau đã được nêu lên ở trên, không chỉ trong các tình huống kinh doanh mà còn trong đời sống, các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp.

Từ đệm rất tiện lợi và nó truyền tải sự quan tâm của người nói tới cảm xúc của đối phương. Đây chính là một trong những vẻ đẹp của tiếng Nhật cũng như con người Nhật Bản.

Hãy nắm vững và áp dụng nó vào giao tiếp tiếng Nhật của bạn nhé!

配慮 – Hairyo đặc điểm đáng kính trọng của người Nhật

 

W.DRAGON (LOCOBEE)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る