Những điều mê tín – truyền miệng thú vị ở Nhật (kì 4)

Tiếp tục loạt bài viết kì trước, hãy cùng xem lần này Nhật Bản có điều mê tín – truyền miệng nào thú vị nhé!

Những điều mê tín – truyền miệng thú vị ở Nhật (kì 1)

Những điều mê tín – truyền miệng thú vị ở Nhật (kì 2)

Những điều mê tín – truyền miệng thú vị ở Nhật (kì 3)

 

Nếu chụp ảnh thì linh hồn sẽ bị kéo đi mất

Nhiếp ảnh bắt đầu xuất hiện tại Nhật Bản từ nửa sau thời Edo nhưng người dân thời đó nghĩ rằng linh hồn của họ sẽ bị kéo đi mất. Việc chụp ảnh thời xưa tốn rất nhiều thời gian và nếu muốn chụp phải ngữ nguyên tư thế cho đến khi kết thúc.

Đối với một số người việc giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài khiến họ cảm thấy cực kì mệt mỏi và khó chịu. Do đó mà chụp ảnh được ví với việc “hết hồn”. Người ta cũng nói rằng những bức ảnh thời xưa thường theo tư thế chống cằm vì tư thế đó có thể giữ cố định trong khoảng thời gian dài. Những bức ảnh tươi cười khá ít và thường cùng một tư thế bởi nhiều người có khuôn mặt cứng nhắc khi chụp ảnh.

 

Nấc cụt 100 lần sẽ tử vong

Con số này không căn cứ theo cơ sở khoa học nào cả. Vào thời xưa việc điều trị y tế không tốt lắm và có nhiều cái chết không rõ nguyên nhân nên người ta cho rằng nấc cụt là hiện tượng bí ẩn đáng sợ và khó hiểu. Do đó nấc cụt được tin là dấu hiệu dẫn đến một căn bệnh khiến con người tử vong. Tại Nhật nấc cụt cũng là điềm không may mắn.

 

Số 4 và số 9 là điềm không tốt

Ở Nhật lưu truyền câu chuyện về những con số không tốt lành như số 4 là cái chết, số 9 là sự đau khổ. Đặc biệt số 4 gợi liên tưởng đến cái chết đã được tránh từ thời Heian. Số phòng trong khách sạn, số dự thi, phòng bệnh viện đều có xu hướng không sử dụng số 4. Không chỉ Nhật Bản mà nhiều nước khác cũng có những điều mê tín liên quan đến số 4.

 

Uống giấm làm cơ thể mềm dẻo

Giấm không có tác dụng làm mềm cơ thể mà chỉ là một điều mê tín trong dân gian. Khi nấu ăn cho thêm chút dấm sẽ làm cho thịt mềm và có vị ngon hơn. Có lẽ cũng từ kinh nghiệm này mà người ta tin rằng uống giấm làm cho cơ thể trở nên mềm dẻo.

 

Không phơi đồ giặt vào ban đêm

Ngày xưa người Nhật có phong tục “phơi kimono của người chết vào ban đêm” nên việc phơi quần áo đã giặt vào ban đêm khiến người ta liên tưởng đến điều này. Ngoài ra còn có một câu tục ngữ rằng “đồ phơi khô khiến trẻ khóc”, nghĩa là nếu để trẻ em mặc quần áo và tã lót đã được phơi khô vào ban đêm sẽ khiến đứa trẻ khóc về đêm mà không nín.

Bạn nghĩ sao về những điều mê tín – truyền miệng của người Nhật trong kì này? Vẫn còn nhiều điều mà LocoBee muốn giới thiệu tới bạn nên hãy tiếp tục đón đọc chuyên mục này nhé!

12 con giáp: Đặc trưng tính cách tuổi trong suy nghĩ người Nhật

 

W.DRAGON (LOCOBEE)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る