謙遜 và 謙虚 trong đức tính khiêm tốn của người Nhật

Trong văn hóa Nhật Bản, khiêm tốn là đức tính nổi tiếng được xem trọng. Có những lúc cần phải thể hiện bản thân nhưng cũng có nhiều lúc không tự cao mới là điều nên làm.

Đối với đức tính này, người Nhật có 2 từ vựng là 謙遜 và 謙虚. Với những người nước ngoài thì 2 từ này tương đối khó hiểu nên trong bài viết lần này hãy cùng LocoBee tìm hiểu về chúng nhé.

Làm việc ở Nhật: 20 đặc điểm của cách nói thuyết phục

 

謙遜 là gì?

  • Đọc: kenson
  • Nghĩa: cư xử một cách khiêm nhường và không phô trương

Từ này dùng khi khiêm tốn, nói giảm về năng lực hoặc giá trị của bản thân. Khi sử dụng từ này, bản thân người nói thể hiện thái độ khiêm tốn về năng lực và thành tựu của bản thân, tạo được ấn tượng tốt đối với đối phương.

Tuy nhiên khi sử dụng cũng cần lưu ý không nên quá lạm dụng bởi vì sử dụng quá nhiều sẽ khiến người khác nghĩ rằng bạn là người thiếu tự tin. Do vậy khi được đánh giá thì không nên tỏ ra khiêm tốn, trước hết hãy cảm ơn người đánh giá bạn.

Ví dụ:

私などまだまだ未熟です”

(watashi nado mada mada mijuku desu)

Nghĩa: Tôi vẫn còn non chưa thành thạo lắm.

 

謙虚 là gì?

  • Đọc: kenkyo
  • Nghĩa: cư xử một cách ngoan ngoãn và không phô trương

Từ này có thể hiểu là không hạ thấp bản thân, nhưng khiêm tốn và lễ phép chấp nhận, lắng nghe ý kiến của người khác.

Ví dụ:

1, 彼女は非常に謙虚で、とても好感が持てる。

(Kanojo wa hijo ni kenkyo de, totemo kokan ga moteru)

Nghĩa: Cô ấy rất lễ phép nên rất ấn tượng.

2, 彼は誰に対しても謙虚な態度をとっている。

(Kare wa dare ni taishite mo kenkyo na taido wo totte iru)

Nghĩa: Cậu ấy đối với ai cũng đều lễ phép cả.

 

Sự khác biệt giữa 謙遜 và 謙虚

2 từ này đều biểu thị nghĩa “khiêm nhường, không phô trương bản thân”. Tuy nhiên, 謙虚 là từ để mô tả tính cách con người, đó là “lắng nghe ý kiến của người khác, nghe lời”, có thể hiểu là ngoan ngoãn, lễ phép và từ này không có ý chỉ sự hạ thấp giá trị của bản thân như 謙遜. 謙遜 có thể hiểu là khiêm tốn.

Lưu ý rằng khi được khen hay được đánh giá, tổng kết thành quả, nếu như bạn tỏ ra quá khiêm tốn thì sẽ phản tác dụng, khiến đối phương thấy khó xử. Do đó, trong các trường hợp này, hãy cứ nói lời cảm ơn trước đã.

Ví dụ:

Khi được khen là あなたはとても素敵な人ですね (anata wa totemo sutekina hito desune), có nghĩa là “bạn thật sự rất tốt”.

  • Khi muốn thể hiện sự khiêm tốn thì sẽ đáp lại:

いやいや、私など大したことはありません。あなたの方が素敵です (iya iya, watashi nado taishita koto wa arimasen. Anata no hoga suteki desu), có nghĩa là “không đâu, tôi vẫn chưa đến đâu cả, bạn mới là thực sự tuyệt vời”.

  • Khi thể hiện sự lễ phép:

ありがとうございます。とても嬉しいです (arigato gozaimasu, totemo ureshii desu), có nghĩa là “cảm ơn bạn, được khen tôi thấy rất vui”.

Văn hóa Nhật Bản nổi tiếng với đức tính khiêm nhường, nhưng nhiều khi ranh giới giữa khiêm tốn và không tự tin, khiêm tốn và lễ phép trở nên mong manh khiến người nước ngoài khó phân biệt. Tuy nhiên, chỉ cần bạn đối xử với mọi người bằng thái độ biết ơn thì mọi chuyện đều sẽ ổn thôi. Trong giao tiếp cũng vậy, điều quan trọng nhất chính là giữa bên nói và bên nghe cần phải có sự tôn trọng lẫn nhau.

Tiếng Nhật giao tiếp khi tới nhà người Nhật chơi

 

Kazuharu (LOCOBEE)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る