Nông nghiệp ở Nhật có nguy hiểm không?

Nếu hỏi về “ngành công nghiệp có khả năng cao xảy ra tai nạn chết người trong khi làm việc” bạn sẽ nghĩ đến đáp án nào?

  • Ngành xây dựng?
  • Ngành sản xuất?
  • Công nghiệp?
  • Nông nghiệp?

Làm việc ở Nhật: 3 điểm cần chú ý khi lao động ở các ngành chế tạo – sản xuất

Tai nạn trong khi làm việc

Tháng 5 năm 2019, một chiếc máy kéo đã rơi xuống cánh đồng lúa cách gần vách đá cao khoảng 5m ở thành phố Taketa tỉnh Oita khiến người lái – ông Masakatsu Goto (78 tuổi) tử vong. Điều tra của cảnh sát cho thấy nguyên nhân là do người lái đã không thao tác chính xác.
Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thuỷ sản, mỗi năm trên toàn Nhật Bản có hơn 300 người tử vong, khoảng 80% trong số đó là người trên 65 tuổi. Hàng năm khi số lượng nông dân ngày càng giảm thì số người tử vong cũng giảm theo. Tuy nhiên nếu tính trên 100.000 dân thì số nông dân tử vong năm 2017 là 16,7 người, cao gấp đôi so với ngành xây dựng là 6,7 người.

Nguyên nhân

69,4% các vụ tai nạn chết người trong nông nghiệp là do quá trình sử dụng máy móc như lái máy kéo… Bên cạnh đó sự già hoá về dân số cũng là nguyên nhân lớn. Năm 1995 tuổi thọ trung bình của nông dân toàn quốc là 59 tuổi nhưng đến năm 2009 là trên 65 tuổi, năm 2019 là 67 tuổi. Nếu một người trẻ có thể có phản ứng nhanh hơn trước các nguy hiểm có thể xảy đến thì người già do phản ứng chậm hơn nên nguy cơ gặp phải tai nạn sẽ cao hơn.
Mặc dù chính quyền các địa phương đã thực hiện phát tờ rơi hay tổ chức hội thảo về vấn đề an toàn nhưng nhiều nông dân tin rằng mình có đủ kinh nghiệm và kiến thức nên đã bỏ qua những cảnh báo này.

Giải pháp

Một giải pháp đang được chính phủ Nhật Bản đưa ra là GAP. GAP là chứng chỉ để sản xuất nông nghiệp an toàn với rất nhiều yêu cầu về vệ sinh và bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp hay nhà nông đạt được chứng chỉ GAP sẽ có ưu tiên hơn khi bán hàng tại siêu thị và cửa hàng bách hoá, đồng thời còn được ưu đãi cung cấp thực phẩm cho Olympic 2020.
Để nhận được chứng chỉ, người tham gia cần vượt qua kì thi của tổ chức chuyên ngành và các mục kiểm tra bao gồm môi trường làm việc an toàn. Thực tế nhờ có GAP mà nhận thức về an toàn của nông dân cũng như nhân viên trong các trang trại đã thay đổi. Tại tỉnh Oita hơn 180 trang trại đã có GAP vào năm 2019 và con số này đã tăng gấp đôi sau 5 năm. Chính quyền địa phương rất hài lòng với kết quả này và dự định sẽ tiếp tục thúc đẩy nó.

Thuê và sử dụng đất nông nghiệp tại Nhật Bản – hình thức Shimin-noen
Theo NHK

bình luận

ページトップに戻る